các nghiên cứu cho thấy trẻ em từ 3 – 5 tuổi chỉ nên dùng điện thoại, máy tính bảng trong 1 tiếng/ngày, từ 6 – 18 tuổi thì 2 tiếng/ngày. tuy có vẻ nghiêm ngặt, nhưng sử dụng thiết bị cảm ứng quá thời gian đề trên có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng trong sự phát triển của trẻ.

Cản trở não bộ phát triển

Trẻ cần phát triển toàn diện chứ không chỉ ngồi một chỗ

Công nghệ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não bộ. Từ 0 – 3 tuổi, bộ não trẻ sơ sinh tăng trưởng gấp ba lần. Sự tăng trưởng não bộ nhanh chóng tiếp tục diễn ra tới năm 21 tuổi. Khi não bộ phát triển, điều quan trọng là phát triển các kỹ năng vận động chứ không chỉ nhìn vào màn hình. Trẻ cần học các kỹ năng cầm nắm, xoay chuyển đồ vật, cài nút áo, kéo dây khóa chứ không phải là chỉ trỏ vào màn hình điện thoại.

Thiếu ngủ

Thậm chí cả người trưởng thành cũng khó rời bỏ chiếc điện thoại để lên giường đi ngủ thì hãy tưởng tượng trẻ con sẽ đến mức nào. Đó cũng là lý do vì sao các nhà khoa học khuyến cáo không nên mang laptop, điện thoại hay máy tính bảng lên giường ngủ. Thiếu ngủ không chỉ khiến trẻ cáu bẳn và học tập kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Đó là lý do bạn nên hạn chế không cho trẻ sử dụng thiết bị cảm ứng về đêm.

Sa sút trí nhớ

Thiếu tập trung làm ảnh hưởng học tập

Khoa học đã chứng minh việc tiếp xúc quá nhiều với các phương tiện truyền thông sẽ khiến trẻ dễ mắc hội chứng rối loạn tập trung. Khi tập trung vào màn hình cảm ứng quá lâu, não sẽ bị “mòn” các nếp gấp thần kinh ở thùy trán, làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Nếu trẻ không thể tập trung, đồng nghĩa với việc chúng không thể học hỏi và lưu giữ thông tin.

Chậm phát triển

Nếu trẻ chỉ ngồi một chỗ nhìn và “chấm” vào màn hình cảm ứng, cơ thể của chúng sẽ không sử dụng đến các cơ bắp để phát triển khỏe mạnh. Hoạt động thể chất tăng cường khả năng học hỏi và tập trung của trẻ, do đó việc sử dụng toàn bộ cơ thể để chơi đùa và học hỏi là vô cùng quan trọng.

Gắt gỏng

Tuy chưa có bằng chứng chứng minh rằng những trò chơi điện tử bạo lực khiến trẻ hành động thô bạo hơn, nhưng sự thật là trẻ rất hay bắt chước những gì mà chúng thấy. Việc tiếp xúc với bạo lực, máu me, tình dục khi còn quá bé sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ cũng gắt gỏng và nóng tính đơn giản vì chơi game đôi khi tạo cảm giác bức bối, nhất là khi sắp thắng nhưng lại thua.

Béo phì

Trẻ dễ béo phì do thiếu vận động

Đây là mối lo ngại hoàn toàn chính đáng với phụ huynh của những bé chỉ thích ôm máy tính bảng thay vì chạy giỡn ngoài sân. Nghiên cứu cho thấy trẻ em có tivi trong phòng ngủ tăng 30% nguy cơ béo phì. Hãy hạn chế việc trẻ tiếp xúc với đồ công nghệ và khuyến khích các em tập thể dục và chạy chơi cùng bạn bè để giảm nguy cơ tiểu đường, đột quỵ và bệnh tim mạch về sau.

Lối sống không toàn diện

Đúng là ngày nay công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt và ai cũng nên biết sử dụng công nghệ để không lạc hậu. Tuy nhiên, nếu trẻ tiếp xúc với công nghệ khi còn quá trẻ thì chúng chỉ biết có mỗi thế giới “ảo” mà thôi. Trẻ cần học cách phát triển toàn diện và chú ý đến nhiều mặt khác của cuộc sống để mở ra nhiều cơ hội hơn trong tương lai.

Phóng xạ

Thiết bị cảm ứng ảnh hưởng để hệ miễn dịch của trẻ

Trẻ con trong giai đoạn phát triển sẽ nhaỵ cảm hơn với tia phóng xạ tỏa ra từ màn hình cảm ứng của điện thoại và máy tính bảng. Các thiết bị cảm ứng đã từng bị xếp loại vào tác nhân có khả năng gây ung thư, dù thế nào đi nữa thì chúng vẫn có thể ảnh hưởng đến não bộ và hệ miễn dịch của trẻ.

Bệnh thần kinh

Việc tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tự kỉ, rối loạn tập trung, rối loạn phản ứng gắn bó, rối loạn cảm tính lưỡng cực, rối loạn tính cách và hành vi. Tốt nhất là hãy để bé tránh xa công nghệ và phát triển thông qua hoạt động thể chất và giao tiếp xã hội.

Dễ nghiện

Là người lớn, đôi khi vì nghiện công nghệ mà bạn xao lãng gia đình và con cái. Điều này sẽ dựng nên tấm gương xấu cho trẻ và chúng sẽ cho rằng mình cũng có quyền làm như thế. Nghiện công nghệ khiến trẻ phát triển thiếu hụt khả năng giao tiếp, hợp tác, tạo dựng mối quan hệ, vốn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của các em về sau.

Theo VnExpress