lẩu vịt là món lẩu khá quen thuộc của nhiều gia đình, đặc biệt các nguyên liệu rất dễ kiếm tìm và công thức chế biến lại khá đơn giản. cùng chúng tôi vào bếp để thực hiện 2 cách nấu một nồi lẩu vịt ngon tròn vị nhất cho gia đình của mình thưởng thức nhé!

Lẩu vịt nước dừa (hoặc nước cốt dừa)

Lẩu vịt nước dừa (hoặc nước cốt dừa)
Thời gian dự tính làm món ăn:
  • Thời gian chuẩn bị và sơ chế: 40 phút
  • Thời gian trộn gỏi: 20 phút

Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu
  • Thịt vịt: 1 con khoảng 2 kg
  • Khoai môn hoặc khoai sọ: 600 gram
  • Dấm bỗng hoặc mẻ lọc lấy nước
  • Nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm
  • Các loại rau củ gồm: Rau muống, cà rốt, hành khô, hành tím, hành tây, váng đậu
  • Dừa xiêm: 2 quả (bạn có thể thay thế bằng nước cốt dừa)
  • Gia vị gồm: Hạt tiêu, đường muối, bột ngọt và bột năng
  • Mì tôm hoặc mì gạo, bún (tùy sở thích)

Thực hiện món ăn

Bước 1: Sơ chế thịt vịt

Làm sạch vịt bằng cách dùng muối trắng sát đều lên xung quanh vịt và bóp thật kỹ để khử sạch mùi hôi. Ngoài ra, có thể dùng rượu trắng hoặc sử dụng nước gừng xoa đều lên xung quanh vịt thay cho muối trắng đều được.

Sau đó, đem rửa sạch lại với nước và chặt vịt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi để riêng ra.

Bước 1: Sơ chế thịt vịt

Bước 2: Ướp thịt vịt

Cho thịt vịt vào nồi hoặc 1 cái tô to, sau đó cho 1 chút muối + nước mắm + hạt tiêu + tỏi băm nhỏ và 1 ít dấm bỗng vào. Dùng đũa trộn lên cho thật đều, để khoảng 30 phút để các gia vị được ngấm đều vào vịt là được.

Bước 2: Ướp thịt vịt

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác

Khoai và cà rốt: Đem gọt bỏ hết vỏ rồi rửa sạch, dùng dao thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, có thể tỉa hoa rồi cắt thành những hình dáng bắt mắt, ưa nhìn theo sở thích của mình.

Các loại nấm và rau: Các bạn cũng đem cắt bỏ hết chân, cho vào ngâm với nước lạnh rồi rửa thật kỹ cho sạch và để ráo nước.

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác

Bước 4: Nấu lẩu vịt

Đặt 1 cái nồi sạch lên trên bếp, cho dầu vào trong nồi đun nóng nên và cho tỏi vào phi thơm vàng.

Đặt 1 cái nồi sạch lên trên bếp, cho dầu vào trong nồi đun nóng nên và cho tỏi vào phi thơm vàng.

Trút phần thịt vịt đã ướp gia vị vào và tiến hành xào cho thịt vịt được săn lại và có mùi thơm thì tiếp tục cho khoai môn + cà rốt + khoai tây vào xào cùng.

Cần đảo liên tục khoảng 5-7 phút rồi chế nước dừa vào nồi sao cho lượng nước dừa vừa đủ ngập phần nguyên liệu ở trong nồi là được.

Vặn nhỏ bếp và tiến hành nấu khoảng 15 phút cho thịt vịt chín nhừ và nước ngọt đượm. Sau đó cho các loại hành + mùi tàu vào đảo đều lên xong rồi tắt bếp.

Bước 4: Nấu lẩu vịt

Thành phẩm

Nồi lẩu vịt này được bốc khói nghi ngút, hương vị thơm ngon béo ngậy của nước dừa, thịt vịt được chín mềm nhưng vẫn có độ dai ngon đặc trưng riêng.

Những miếng khoai môn, khoai sọ dẻo quánh, bùi bùi kết hợp với rau muống giòn giòn tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của món lẩu này.

Lẩu vịt nước dừa (hoặc nước cốt dừa)

Để nồi lẩu vịt của chúng ta được ngon thì việc sơ chế vịt để khử sạch hết mùi hôi của vịt là rất quan trọng và cần thiết.

Nếu như không có dấm bỗng, có thể dùng nước me gạn trong để ướp cùng với cả thịt vịt cũng được thơm ngon và vừa vị.

Lẩu vịt om sấu

Lẩu vịt om sấu
Thời gian dự tính làm món ăn:
  • Thời gian chuẩn bị và sơ chế: 40 phút
  • Thời gian trộn gỏi: 20 phút

Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu
  • Thịt vịt làm sạch khoảng 1.2 kg
  • Sấu: 5-7 quả
  • Rau ăn kèm các loại, nấm hương, nấm kim châm
  • Khoai môn: 1 củ cỡ vừa, váng đậu, sa tế
  • Cà rốt: 1 củ
  • Trứng cút lộn: 10-15 quả
  • Gừng, sả, 2 bìa đậu phụ, bún
  • Gia vị đầy đủ, muối, ớt, chanh, hành, tỏi

Thực hiện món ăn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và ướp thịt vịt

Thịt vịt sơ chế sạch với nước mưới để ráo, chặt miếng cỡ vừa ăn.

Thịt vịt sơ chế sạch với nước mưới để ráo, chặt miếng cỡ vừa ăn

Sả bóc lớp vỏ ngoài cắt vát, gừng thái chỉ, tỏi hành thái nhỏ, quả sấu rửa sạch để ráo nước. 

Sả bóc lớp vỏ ngoài cắt vát

Cà rốt, khoai môn gọt vỏ cắt miếng vừa ăn.

Cà rốt, khoai môn gọt vỏ cắt miếng vừa ăn.

Rau các loại rửa sạch ngâm nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo.

Rau các loại rửa sạch ngâm nước muối

Ướp thịt vịt với 1 thìa bột nêm, hành băm cùng sả, tỏi, hành, gừng băm nhỏ. Ướp khoảng 30 phút cho thịt vịt ngấm các gia vị.

Bước 2: Chế biến thịt vịt

Bắt nồi lên bếp, phi thơm hành khô với dầu ăn cho sả vào xào sau đó cho thịt vịt vào xào sơ. Nêm chút mắm ngon, xào cho miếng thịt săn lại. Cho thịt vịt vào đảo nhanh tay, lên để to lửa để thịt không bị dai. Nêm chút xíu gia vị cho vừa miệng.

Bước 2: Chế biến thịt vịt

Bước 3: Nấu lẩu vịt

Chuẩn bị ít nước dùng xương cho vào nồi đã bắt trên bếp và đun sôi, thả thêm một miếng củ cải trắng, gốc hành lá để nước lẩu thanh và ngọt. Vớt củ cải trắng ra sau đó bạn đổ vào nồi thịt vịt vừa xào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 3: Nấu lẩu vịt

Thành phẩm

Đặt nồi lẩu vịt om sấu ở giữa, bên cạnh bày đậu phụ, rau nhúng, bún ăn kèm.

Khi nồi lẩu vịt om sấu sôi bạn thả thêm nấm, khoai môn, cà rốt cùng trứng cút lộn đun nhỏ lửa và mời cả nhà thưởng thức ngay thôi.​ Nồi lẩu có mùi thơm thơm của sả, hương sấu thoang thoảng và đậm đà hương vị.

Lẩu vịt om sấu
Chọn vịt ngon: Vịt không quá non, cũng không quá già sẽ là vịt ngon. Vịt non có mỏ to và vịt già có mỏ cứng, nhỏ. Ngoài ra, thịt vịt đực thường ngon hơn vịt cái, vịt ngon thường có ức tròn, da cổ và da bụng đều dày, lông mọc đủ các loại và cánh đan xéo vào nhau. Nhìn chung, cứ chọn vịt ức đầy sẽ ngon.Bỏ đi phần phao câu của vịt thì mùi hôi sẽ không còn bên cạnh việc sơ chế qua muối, rượu và gừng.

Lẩu vịt là sự kết hợp quen thuộc của nhiều loại hương vị để tạo nên vị thơm, vừa ăn cho món ăn khiến cho bạn ăn hoài vẫn không ngán. Hi vọng bạn cũng sẽ có được trải nghiệm được những hương vị rất ấn tượng này khi nấu nhé!

Theo VnExpress