dao được mài thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc nấu ăn. vậy hãy cùng chúng tôi khám phá thử 2 cách mài dao kéo sắc bén như vừa được mua, bằng dụng cụ đá mài và thanh mài ra sao nhé!

Dao sắc bén giúp cho việc thái cắt thực phẩm trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian sử dụng, độ bén của dao sẽ bị giảm đi, lúc này bạn cần phải biết cách mài dao trước khi chúng bị cùn đến nỗi không cắt được nữa.
 

Tại sao cần phải mài dao sau một thời gian sử dụng?

Trong quá trình sử dụng, dao phải đối diện với rất nhiều nguyên nhân khiến chúng trở nên bị cùn, như:

  • Ngâm lâu trong nước.
  • Dính nhựa và bám chất bẩn lâu ngày.
  • Sau khi cắt thái thực phẩm có chất axit (như chanh, cà chua,…) không rửa dao ngay.
  • Cán dao lỏng, lưỡi dao bị va chạm, ma sát nhiều.
  • Lau lưỡi dao bằng giấy cứng, nùi sắt.
  • Chọn thớt không phù hợp (như bằng kim loại) khiến dao dễ bị cùn.
  • Không biết cách bảo quản dao trong quá trình treo, cất.
Tại sao cần phải mài dao sau một thời gian sử dụng?

Do đó, chúng ta cần phải mài dao sau quá trình sử dụng để đảm bảo độ sắc bén của dụng cụ khi cắt thái thực phẩm.

Hai cách mài dao

Mài dao bằng đá mài

Để tiến hành mài dao bằng đá mài, bạn thực hiện 14 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ mài dao.

Bạn cần chuẩn bị 1 đá mài (có 2 mặt: 1 mặt thô và 1 mặt mịn) + 1 thanh mài (thanh sắt từ tính, có rãnh nhỏ). Cả hai dụng cụ này bạn có thể tìm mua tại bất kì đâu tại cửa hàng, chợ, siêu thị,…

Đá mài có bề mặt nhám, độ nhám của đá mài thường tính bằng đơn vị grit. Grit càng cao, bề mặt của đá càng mịn, mài dao sẽ càng bén.
Chuẩn bị dụng cụ mài dao.

Bước 2: Ngâm đá mài trong nước.

Khi mua về và trước khi tiến hành mài dao, bạn cần ngâm đá mài trong chậu nước cho đến khi không có bọt khí xuất hiện trên bề mặt đá, tầm khoảng 15 - 20 phút.

Ngâm đá mài trong nước sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các vết trầy xước không mong muốn trong quá trình mài dao.
Ngâm đá mài trong nước.

Bước 3: Đảm bảo khu vực mài dao chống trơn trợt.

Bạn có thể lót phía dưới khu vực mài dao miếng khăn hoặc tấm lưới silicon, nói chung là những thảm lót nào mà giúp bạn chống trơn trợt trong quá trình mài dao.

Đảm bảo khu vực mài dao chống trơn trợt.

Bước 4: Bắt đầu tiến hành mài dao.

Bạn hãy mài dao trên bề mặt thô của đá mài trước (nghĩa là bề mặt có độ nhám grit thấp). Nhiều viên đá mài có độ nhám bắt đầu ở F400 (theo đơn vị đo lường ở châu Âu) hoặc J1000 (theo đơn vị đo lường của Nhật Bản).

  • Đối với đầu bếp chuyên nghiệp, họ có thể kết hợp nhiều viên đá mài khác nhau sao cho việc mài dao sắc bén theo đúng mục đích sử dụng của chiếc dao ấy.
  • Cần xử lý phần hỏng trên con dao (nếu có) trước khi bạn tiến hành mài dao.
Bắt đầu tiến hành mài dao.

Bước 5: Mài lưỡi dao nghiêng 22 độ.

Nghiêng con dao sao cho lưỡi dao tạo với bề mặt đá một góc khoảng 22 độ.

  • Để tạo một góc 22 độ, bạn cần đặt lưỡi dao vuông góc với bề mặt đá (nghĩa là 90 độ). Sau đó, tiếp tục nghiêng về phía bên trái của một nửa 90 độ, tức là 45 độ. Tiếp đó, nghiêng lưỡi dao thêm lần nữa để tạo một góc khoảng 22 độ.
Với góc độ nhỏ này, lưỡi dao được mài sẽ trở nên sắc bén.
Mài lưỡi dao nghiêng 22 độ.

Bước 6: Giữ tay đúng vị trí khi mài dao.

Một tay cố định miếng đá mài, một tay cầm cán dao sao cho ngón trỏ của bạn nằm trên đầu cạnh phía trên của lưỡi dao.

Giữ tay đúng vị trí khi mài dao.

Bước 7: Đặt các ngón tay lên phía mặt bên của dao.

Trải dài các ngón tay lên mặt sau của lưỡi dao, đè với lực tương đối vừa phải để lưỡi dao được ma sát với bề mặt đá mài. Làm sao bạn có thể linh hoạt các ngón tay để di chuyển lưỡi dao khi mài là được.

Điều chỉnh ngón tay linh hoạt trên khu vực mài dao, vì diện tích đá mài thường không đủ lớn.
Đặt các ngón tay lên phía mặt bên của dao.

Bước 8: Di chuyển dao mài trên đá một cách trơn tru.

Giữ tay và di chuyển dao mài trên bề mặt đá sao cho trơn tru và trôi chảy, đẩy lưỡi ngang qua đá mài, giống như bạn đang cắt nhẹ một mảnh đá vậy!

Di chuyển dao mài trên đá một cách trơn tru

Bước 9: Giữ ẩm cho đá mài.

Khi cảm nhận bề mặt đá bị khô, bạn cần làm ướt bề mặt với tí nước để đảm bảo không có sự cố nào xảy ra trong quá trình mài dao.

Bề mặt đá được thấm nước, cũng giúp ích cho bạn loại bỏ đi một phần độ nhám đá mà bạn vừa mới mài dao trước đó.  

Giữ ẩm cho đá mài.

Bước 10: Di chuyển nhiều lần lưỡi dao trên đá mài.

Các thao tác di chuyển lưỡi dao như được hướng dẫn ở các bước trên, cần lặp lại nhiều lần. Đồng thời, bạn cần điều chỉnh và di chuyển ngón tay phù hợp.

Lưu ý: Bạn cần mài phần đầu lưỡi dao trước, rồi mới trượt xuống mài phần lưỡi dao gần cán.
Di chuyển nhiều lần lưỡi dao trên đá mài.

Bước 11: Tiến hành mài dao với mặt bên còn lại với thao tác tương tự.

Sau khi mài lưỡi dao mặt bên này xong, bạn cần lặp lại các quy trình để tiến hành mài lưỡi dao phía bên mặt còn lại.

Khi thấy lưỡi dao phía bên mài trông sáng trở nên sắc hơn, thì bạn mới thực hiện mài lưỡi dao bên còn lại.
Tiến hành mài dao với mặt bên còn lại với thao tác tương tự.

Bước 12: Tiến hành mài lưỡi dao trên mặt mịn của đá mài.

Lúc này, bạn cần lật lại phần bề mặt mịn của đá mài, để tiến hành mài dao với các bước tương tự phía trên. Hãy nhớ, tiếp tục giữ cho đá ướt trong quá trình mài dao. Lúc này bạn có thể dùng khăn ẩm để lau các vết bẩn bám trên dao.

Tiến hành mài lưỡi dao trên mặt mịn của đá mài.

Bước 13: Cắt bề mặt thớt gỗ.

Nghe có vẻ lạ! Bạn dùng lưỡi dao áp vào bề mặt thớt gỗ, như thể bạn đang cố gắng cắt nó vậy. Bước này bạn chỉ cần thực hiện thao tác một lần với mục đích làm sạch lưỡi cắt trước khi kết thúc việc mài dao.

Cắt bề mặt thớt gỗ.

Bước 14: Rèn lưỡi dao trên thanh mài thép.

Cuối cùng là bạn cần đưa lưỡi dao mài lên thanh mài thép vài đường ở mỗi bên mặt dao, trước khi bạn sử dụng dao để cắt thái thực phẩm.

Rèn lưỡi dao trên thanh mài thép.

Mài dao bằng thanh mài

Tiến hành mài dao bằng thanh mài, bạn cần thực hiện theo quy trình 7 bước sau:

Bước 1: Hiểu sự khác biệt giữa mài giũa và mài dao.

Trước tiên, bạn cần phân biệt giữa thao tác: mài dao và mài giũa dao. Người ta sử dụng thanh thép mài, để tiến hành mài lưỡi dao cho sắc trước khi sử dụng và dùng nó thường xuyên hơn, gọi là mài giũa dao.

Còn mài dao, là bạn tiến hành trên đá mài, để cố định lại các đường nét sắc cạnh của lưỡi dao và không cần phải thực hiện thường xuyên.

Bạn có thể tiến hành việc mài dao tại nhà, hoặc nhờ người có chuyên môn làm ở tiệm, đôi lúc chỉ cần mài dao 6 tháng hoặc 1 năm một lần, tùy theo mức độ sử dụng.
Hiểu sự khác biệt giữa mài giũa và mài dao.

Bước 2: Đặt và giữ thanh mài vuông góc với bề mặt.

Trước khi tiến hành đặt và giữ thanh mài vuông góc với bề mặt đất, bạn có thể phủ miếng khăn để cố định nó.

Đặt và giữ thanh mài vuông góc với bề mặt.

Bước 3: Nghiêng lưỡi dao với thanh mài góc 45 độ.

Để xác định được góc 45 độ, bạn cần đặt lưỡi dao vuông góc với thanh mài, rồi tiếp tục nghiêng nửa góc 90 độ lên phía trên, là sẽ có được 45 độ.

Nghiêng lưỡi dao với thanh mài góc 45 độ.

Bước 4: Xoay lưỡi dao về phía thanh để tạo góc khoảng 20 - 23 độ.

Sau khi xác định góc 45 độ, bạn tiếp tục xoay lưỡi dao hướng về phía thanh mài để có được góc khoảng 20 - 23 độ.

Xoay lưỡi dao về phía thanh để tạo góc khoảng 20 - 23 độ.

Bước 5: Kéo lưỡi dao về phía bạn.

Giữ lưỡi dao ở góc 20 độ, bạn rút lưỡi dao về phía bạn theo đường thẳng. Chỉ cần thực hiện thao tác này khoảng 5 lần đối với việc mài giũa dao thường xuyên, hoặc thực hiện 8 - 10 lần đối với việc bạn không mài giũa nó trong một khoảng thời gian dài.

Kéo lưỡi dao về phía bạn.

Bước 6: Lặp lại quy trình với mặt lưỡi dao còn lại.

Bạn tiến hành mài giũa dao với mặt bên kia với bước làm tương tự.

Lặp lại quy trình với mặt lưỡi dao còn lại.

Bước 7: Thay thế thanh mài (nếu nó bị cùn).

Khi tiến hành mài dao trên thanh mài, nếu thấy bề mặt rãnh trên thanh thép không còn giúp ích cho việc mài sao sắc bén nữa (nghĩa là chúng trông có trẻ trơn tru, không tạo độ ma sát trên lưỡi dao), thì đến lúc bạn nên thay thế thanh mài mới.

Thay thế thanh mài (nếu nó bị cùn).

Cách sửa chữa dao bị mẻ, méo đơn giản

Để sửa chữ dao bị mẻ, hay méo, bạn có thể thực hiện 5 bước đơn giản sau:

Bước 1: Ngâm đá mài vào nước.

Trước khi tiến hành mài dao bị mẻ, méo, thì bạn cần ngâm đá mài trong nước khoảng 15 phút, trước khi đặt chúng lên miếng vải.

Ngâm đá mài vào nước.

Bước 2: Mài dao trên bề mặt thô của đá mài.

Chọn mặt thô của đá mài để bạn bắt đầu mài dao.

Mài dao trên bề mặt thô của đá mài.

Bước 3: Di chuyển lưỡi dao trên đá mài.

Chạy đầu mũi dao theo chiều ngang trên mặt đá thô để mài nó. Chỉ di chuyển mài phần đầu lưỡi dao.

Di chuyển lưỡi dao trên đá mài.

Bước 4: Đá phần đầu lưỡi dao qua lại trên mặt đá.

Bạn tiếp tục đá (di chuyển lên xuống nhiều lần) phần đầu lưỡi dao trên bề mặt đá, để làm tròn cạnh. Chạy theo hướng chiều dọc, giống như bạn đang cắt nó vậy! Đừng quên là hãy giữ đá mài luôn ẩm ướt trong quá trình thực hiện.

Đá phần đầu lưỡi dao qua lại trên mặt đá.

Bước 5: Mài lại toàn bộ phần lưỡi dao.

Sau khi chỉnh sửa phần đầu lưỡi dao bị cùn, mẻ, thì bạn tiến hành mài toàn bộ lưỡi dao (theo như các bước tương tự ở phần 1).

Mài lại toàn bộ phần lưỡi dao.
Lưu ý khi mài dao:
  • Chuẩn bị dụng cụ mài dao đầy đủ: đá mài và thanh mài, chén nước, khăn trải (nếu cần)
  • Đặt ngón tay và di chuyển dao sao cho cẩn thận.
  • Luôn giữ đá mài ẩm ướt trong quá trình mài dao.
  • Thực hiện mài dao trên bề mặt đá thô trước khi tiến hành mài dao trên bề mặt đá mịn.
  • Mài phần đầu lưỡi dao trước, rồi mới di chuyển dần về phía lưỡi dao ở chuôi.
 

Với những mẹo trên, hy vọng sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng dao bị cùn. Giờ đây, việc mài dao kéo sắc bén không còn quá khó khăn nữa! Bạn có thể thực hiện ngay tại nhà với cách mài dao bằng đá mài và thanh mài. 

Theo VnExpress