tốc độ lây lan chống mặt của covid-19 đã làm cho nhiều người rất e ngại khi di chuyển bằng máy bay, hay bất kì phương tiện giao thông nào. nếu bạn không thể dời lịch trình thì hãy sử dụng một số mẹo đi máy bay an toàn trong mùa dịch cũng như tìm hiểu rõ hơn về 3 đường lây cơ bản của covid-19 mà chúng tôi bật mí ngay sau đây!

Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi đi máy bay

Việc di chuyển bằng máy bay trong mùa đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều người rất e ngại về nguy cơ lây nhiễm virus hiện nay. Vấn đề này liệu có đáng sợ như chúng ta nghĩ?

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh - hiện đang là Trưởng khoa Truyền nhiễm, Thần kinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, đã chia sẻ rằng:

  • Việc nhiễm Covid-19 trên máy bay là hoàn toàn có thể xảy ra, vì virus có thể sống trên bề mặt và trong không khí với khoảng thời gian khá lâu. Môi trường trên máy bay thuộc không gian kín và mọi người hầu như ngồi rất gần với nhau, nên việc lây nhiễm chéo là hoàn toàn có khả năng. Hơn thế nữa, không phải lúc nào hành khách cũng chịu ngồi yên một chỗ trong suốt chuyến bay, nhất là chặng đường dài, vì họ có thể di chuyển ra-vào nhà vệ sinh, ăn uống,…
  • Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bất kì hành khách nào khi di chuyển bằng máy bay cũng trở nên lo lắng, hoang man một cách thoái quá. Vì đã có trường hợp, các bạn tiếp viên hàng không đi làm và tiếp xúc với nhiều hành khách (kể cả hành khách bị nhiễm virus) nhưng họ vẫn an toàn và không bị nhiễm bệnh là do biết thực hiện phòng bệnh đúng cách, chưa kể tùy vào sức đề kháng của mỗi người.
Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi đi máy bay

Ngoài ra, theo lời chia sẻ của ông Trần Đắc Phu - hiện là cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế cộng đồng Việt Nam, cũng đã phân tích rằng:

  • Người bị nhiễm thứ 17 khi di chuyển về nước bằng máy bay, việc lây nhiễm lan trên máy bay dường như hạn chế hơn so với việc lây nhiễm trong phòng kín hoặc trường hợp tiếp xúc gần khi ở ngoài trời. Do đó, mọi người cũng không nên quá hoang man, lo lắng khi di chuyển bằng máy bay. Bên cạnh đó, các hãng hàng không hiện nay đều được khuyến cáo thường xuyên khử trùng vệ sinh máy bay. Đặc biệt là các chuyến bay chở người từ vùng dịch về (hoặc người nghi nhiễm Covid-19) đều được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ.  
các hãng hàng không hiện nay đều được khuyến cáo thường xuyên khử trùng và vệ sinh máy bay

Ba đường lây cơ bản của COVID-19

Theo thông tin khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virus Corona không tự lây truyền qua con đường không khí mà chủ yếu lây qua 3 đường cơ bản như sau:

Thứ 1: Qua việc tiếp xúc với chất nhầy, giọt nước bọt (hơi ắt xì) từ người ho, hắt hơi hay sổ mũi vào đường hô hấp.

Hình thức này lây nhiễm rất cao, dù cho người đó có khỏe mạnh thế nào thì khi tiếp xúc với những giọt bắn (mang mầm bệnh) trong lúc nói chuyện trực tiếp ở khoảng cách dưới 2 mét, hoặc từ hơi ắt xì của người bệnh, thì đều có tỉ lệ bị nhiễm Covid-19 rất cao.

Ba đường lây cơ bản của COVID-19 như qua chấy nhầy, hắt hơi

Thứ 2: Lây trực tiếp khi vô tình tiếp xúc với người bệnh, thậm chí là bắt tay hay tiếp xúc phân của người bệnh (nếu không thực hiện theo biện pháp phòng bệnh và rửa tay với xà phòng).

tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus corona như bắt tay

Thứ 3: Lây truyền khi tiếp xúc trên bề mặt đồ dùng đã nhiễm bẩn do người bị bệnh tiếp xúc.

Ngoài ra, Covid-19 cũng có khả năng lây qua theo con đường hình thức khí dung - nghĩa là aerosol, một phương pháp được ứng dụng khi điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp tại cơ sở y tế.

Cụ thể là phương pháp này sẽ dùng thuốc khuếch tán dưới dạng sương mù để tác động lên hệ thống hô hấp của người bệnh khi nằm trên gường bệnh. Điều này còn có nghĩa là nếu virus Corona tồn tại xung quanh đó thì nó có thể bị trộn lẫn với khí dung và lây đến những ai hít phải.

Lây truyền khi tiếp xúc trên bề mặt đồ dùng đã nhiễm bẩn do người bị bệnh tiếp xúc

Những vị trí trên máy bay có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao

Vậy làm sao để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi đi máy bay?

Theo như lời chia sẻ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì khả năng nguy cơ lây nhiễm của virus Covid-19 khi đi máy bay là rất cao, nhất là những ai ngồi ở các vị trí trong 2 hàng ghế xung quanh người nhiễm bệnh.

Đặc biệt là trong những chuyến bay dài, hầu như hành khách không ở yên một vị trí mà thường có nhu cầu đi lại như để lấy đồ, dùng nhà vệ sinh hay chỉ đơn giản đi lại để vận động, duỗi chân mà vô tình làm cho virus có khả năng lây lan xa hơn 2 hàng ghế.

Những vị trí trên máy bay có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao

Không thể phủ định khả năng lây nhiễm virus cao nhưng cũng không phải bất kỳ hành khách nào đi chung chuyến bay với người bị nhiễm bệnh (mang mầm bệnh) đều có nguy cơ bị lây nhiễm.

Vì theo kết quả nghiên cứu của nhóm Fly Healthy Research, cho rằng: vị trí kế bên cửa sổ được xem là chỗ an toàn nhất và giảm tối thiểu khả năng bị lây nhiễm:

  • Vị trí gần cửa sổ do ít tương tác với nhiều hành khách đi qua lại, nên khả năng lây bệnh thấp. Cụ thể, theo số liệu thống kê trung bình, 1 vị hành khách khi ngồi ở vị trí cạnh cửa sổ sẽ chỉ tương tác với các thành viên trong đoàn bay hoặc hành khách khác khoảng 12 lần.
  • Trong khi, 1 vị khách ngồi ở vị trí ghế giữa hoặc vị trí cạnh lối đi thì tiếp xúc với những người khác trên dưới 60 lần, nghĩa là họ có nguy cơ bị lây nhiễm cao.

Ngoài ra, giả sử chuyến bay đó có người mang mầm bệnh virus viêm đường hô hấp Covid-19 thì xác xuất lây nhiễm cho những hành khách ngồi ở vị trí khoảng 2 hàng ghế xung quanh người nhiễm chỉ dưới 1%. Thế nhưng, ở vị trị 1 hàng ghế (kế bên) thì khả năng bị lây nhiễm lên đến 80%.

vị trí kế bên cửa sổ được xem là chỗ an toàn nhất và giảm tối thiểu khả năng bị lây nhiễm

Hơn thế nữa, những người trong tổ bay cũng có khả năng nhiễm bệnh cao, vì phải tiếp xúc với nhiều hành khách ở những vị trí khác nhau và thường ở lại trên máy bay lâu hơn. Cụ thể, nếu 1 thành viên phi hành đoàn bị nhiễm bệnh, thì rất có thể người đó sẽ lây nhiễm cho ít nhất 4 - 6 hành khách trên chuyến bay.

Các mẹo an toàn khi đi máy bay mùa dịch

Virus Corona chủng mới lây lan với tốc độ nhanh chóng, nên không phải trường hợp cần thiết thì bạn cũng cần hạn chế việc di chuyển trong thời gian này. Tuy nhiên, nếu bạn không thể dời lịch trình của mình, thì có thể áp dụng một số mẹo an toàn sau khi di chuyển bằng máy bay:

Luôn đeo khẩu trang

Thời gian trước, bác sĩ chỉ khuyên bạn nên đeo khẩu trang y tế trong trường hợp bị bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh, hay đi vào những khu vực có dịch.

Tuy nhiên, nếu đi máy bay, bạn phải tiếp xúc gần với khác nhiều người thì nên đeo khẩu trang y tế là an toàn nhất, vì virus Corona có thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày trên cơ thể người bị nhiễm.  

Luôn đeo khẩu trang

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn

Việc đeo khẩu trang cũng hạn chế tình trạng lây nhiễm virus nhưng quan trọng nhất vẫn là bạn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng (hoặc dung dịch sát khuẩn).

Việc làm này sẽ làm ức chế sự hoạt động cũng như tiêu diệt virus, vi khuẩn. Đồng thời, bạn tránh chạm tay lên các bộ phận vùng mặt - như mắt, mũi và miệng.

Lưu ý: Chai nước rửa tay sát khuẩn được quy định khi được mang lên máy bay với dung tích đối với chất lỏng là 100 ml.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn

Mang theo khăn lau khử trùng

Ngoài việc trang bị nước sát khuẩn, bạn có thể nghĩ đến việc mang khăn lau khử trùng tiện lợi.

Dùng khăn khử trùng để lau tay, hoặc lau chùi lên các bộ phận ghế khu vực chỗ ngồi của bạn (như vỏ bọc ghế, khay bàn, túi ghết, tựa đầu, tay vịn, màn hình giải trí,…) để tránh bị lây nhiễm.

Mang theo khăn lau khử trùng

Chọn vị trí thoáng

Việc tránh những người bị ho hoặc có dấu hiệu về bệnh hô hấp, là rất khó thực hiện khi di chuyển trên máy bay. Tuy nhiên, nếu có thể thì bạn nên ưu tiên chọn những vị trí ngồi ra xa các hành khách khác trên chuyến bay:

  • Chỗ ngồi gần lối đi, thường xuyên tiếp xúc với hành khách khác (có thể di chuyển để dùng nhà vệ sinh), tiếp viên và kể cả người mang mầm bệnh.
  • Chỗ ngồi gần cửa sổ, giúp bạn tạo khoảng cách tránh xa những người khác trên chuyến bay cũng như mầm bệnh lây lan.
Bạn có biết?
  • Bệnh cúm: khoảng cách tiếp xúc gần cần tránh trong khoảng 90 cm.
  • Nhiễm virus Corona: khoảng cách tiếp xúc gần cần tránh là 1,8 mét.
Chọn vị trí thoáng

Giữ khoảng cách với người xung quanh

Nếu chuyến bay không quá đông người, thì bạn sẽ tạo được khoảng cách an toàn với những người xung quanh để tránh lây nhiễm.

Thông thường, sơ đồ chỗ ngồi của chuyến bay sẽ kín chỗ và bạn khó xác định được số lượng hành khách trên chuyến bay sẽ như thế nào? Vì thế, hãy giữ khoảng cách với những người xung quanh càng xa càng tốt khi di chuyển lên và ngồi trong máy bay.

Giữ khoảng cách với người xung quanh

Hạn chế vào nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh cũng là nơi dễ bị lây nhiễm virus khi đi máy bay, từ tay nắm cửa cho đến nút xả nước đều được tiếp xúc qua rất nhiều người.

Trong trường hợp, bạn cần dùng nhà vệ sinh, thì hãy cẩn thận - rửa tay dùng nước diệt khuẩn trước khi quay lại chỗ ngồi của mình.

Hạn chế vào nhà vệ sinh

Mở máy lọc không khí lọc trên máy bay

Hầu hết trên máy bay đều được trang bị bộ lọc không khí HEPA giúp loại bỏ mùi hôi, vi khuẩn cũng như mang lại bầu không khí trong lành nhất có thể. Sau khi lọc, không khí sẽ được tái lưu thông trong khoang máy bay và nhờ quạt gió được bố trí trên đầu mỗi ghế, lan tỏa đến hành khách ngồi.

Vì thế, bạn nên điều chỉnh cường độ cũng như hướng máy lọc không khí này (nếu có thể).

Mở máy lọc không khí lọc trên máy bay

Uống thật nhiều nước

Bổ sung nhiều nước có lợi cho sức khỏe, nhất là tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và tránh niêm mạc bị khô. Tránh giải khát bằng những thức uống có cồn, hay chứa chất cafein như cà phê, trà,…. 

Xem thêm: Ăn uống mùa dịch sao cho tốt theo lời khuyên của các chuyên gia?.

Uống thật nhiều nước

Hy vọng những thông tin phía trên, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 3 con đường lây nhiễm cơ bản của virus Corona cũng như một số mẹo cần tránh khi di chuyển bằng máy bay trong mùa dịch này. Hãy bảo vệ sức khỏe và bạn chỉ nên di chuyển khi thực sự cần thiết thôi nhé!

Theo VnExpress