Thoáng một cái mà đã gần hết năm, đã đến lúc để bạn xem nên F5 nhà cửa ngay lúc này vì 4 lý do cơ bản được nêu ra dưới đây.

Đầu năm hay cuối năm sửa nhà thì hay hơn đây? Dù khoảng cách giữ hai mốc thời gian không có bao lâu nhưng giữa cả hai vẫn có những khác biệt nhất định khiến bạn phải băn khoăn. Và đây là 4 lý do cơ bản được đưa ra khiến bạn thấy sửa nhà vào dịp cuối năm là điều hợp lý.

Bật mí cho bạn lý do nên sửa chữa nhà cửa đầu năm hay cuối năm - Ảnh 1.

1. Tiết kiệm tiền

Rất nhiều người nghĩ rằng năm mới làm việc mới, cứ để đầu năm bắt đầu sửa chữa cũng được chẳng hề gì. Nhưng đừng quên là đầu năm số lượng lao động quay trở lại nơi làm việc thường rất ít, do tập quán nơi quê nhà có thể họ sẽ nghỉ Tết lâu hơn, hoặc nhẩy việc dẫn đến thiếu hụt nhân công trầm trọng. Chính vì vậy mà tiền lương lao động tăng tự do lên cao chóng mặt vào mỗi dịp đầu năm.

Bật mí cho bạn lý do nên sửa chữa nhà cửa đầu năm hay cuối năm - Ảnh 2.

Ngược lại cuối năm vì nhiều người bận rộn chẳng dám nghĩ đến việc sửa chữa nhà cửa, nên lượng lao động vì thế lại cũng nhiều hơn cầu, giá thành vì vậy mà rẻ đi nhiều. Bạn đừng nghĩ một vài chục một ngày không đáng là bao, nhưng nhân lên cả chục người và vài chục ngày sẽ lại trở thành còn số không hề nhỏ.

Bật mí cho bạn lý do nên sửa chữa nhà cửa đầu năm hay cuối năm - Ảnh 3.

2. Mua hàng dễ dàng mặc cả

Người ta thường kiêng mua bán đầu năm theo phong tục Việt Nam, cuối năm là dịp ai ai cũng muốn kiếm thêm tiền để có tiền lo một cái Tết đầm ấm. Lượng hàng hóa dồi dào, nhiều chọn lựa và mọi người đều là muốn bán- muốn mua gặp được nhau nên dễ dàng chọn lựa, ngã giá. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho bạn để mua cùng một món hàng, lượng hàng như vậy vào dịp cuối năm hơn là đầu năm.

Bật mí cho bạn lý do nên sửa chữa nhà cửa đầu năm hay cuối năm - Ảnh 4.

3. Tiết kiệm chi phí điện nước

Đầu năm luôn là thời gian được xem xét để tăng chi phí điện, nước trên toàn quốc. Nếu bạn coi thường vài trăm đồng lẻ thì hóa đơn cuối tháng trong giai đoạn sửa chữa nhà cửa sẽ khiến bạn phải kinh hoàng sợ hãi. Việc sửa chữa trang hoàng lại nhà cửa không đơn giản, và dùng điện nước nhiều cũng sẽ là đương nhiên. Nên hãy nắm bắt thời cơ để giảm thiểu tối đa chi phí bạn nhé.

Bật mí cho bạn lý do nên sửa chữa nhà cửa đầu năm hay cuối năm - Ảnh 5.

4. Sức khỏe dồi dào

Nghe có vẻ xa lạ không liên quan nhưng việc sửa nhà sau khi vừa trải qua một dịp Tết dài ngày ăn chơi mệt nghỉ sẽ quá sức với nhiều người. Khi tinh thần không khỏe mạnh và thoải mái, làm việc gì cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu suất, hiệu quả. Ngược lại guồng làm việc cao độ dịp cuối năm sẽ tạo cho con người sức mạnh thần kỳ để tải được hết khối lượng công việc khổng lồ mỗi khi sửa chữa nhà cửa.

Bật mí cho bạn lý do nên sửa chữa nhà cửa đầu năm hay cuối năm - Ảnh 6.

5. Năm mới có nhà mới để khoe cùng mọi người

Bật mí cho bạn lý do nên sửa chữa nhà cửa đầu năm hay cuối năm - Ảnh 7.

Năm mới luôn là dịp để mọi người thăm hỏi chúc tụng nhau. Nên chẳng có gì thích hợp hơn việc sửa nhà vào cuối năm để rồi năm mới có nhà đẹp xinh khoe cùng với mọi người. Không khí vui vẻ, năm mới nhà mới còn gì vui hơn được nữa.

Những lưu ý khi sửa nhà

Trước hết, nếu không muốn việc sửa chữa trở nên bừa bộn, sau này đại tu vất vả, bạn cần xác định điểm nào là mấu chốt nhất khi sửa chữa.

Đối với khu bếp nấu, bên cạnh việc dọn dẹp làm sạch, bạn nên kiểm tra hệ thống đường ống kỹ thuật. Nếu phát hiện rò rỉ, hỏng hóc cần kịp thời sửa chữa ngay.

Ngoài ra, bạn cũng nên "lập lại trật tự" phù hợp cho phòng bếp nếu quá trình sử dụng có thể biến chuyển, không nên bố trí nơi dọn rửa ở quá gần bếp bởi Thủy khắc Hỏa.

Đối với khu vực sinh hoạt bạn nên ưu tiên theo thứ tự già trẻ, lớn bé. Đầu tiên là bàn thờ, không gian đoàn tụ cả nhà, tiếp đến là phòng khách, khu vực sinh hoạt chung rồi tới phòng ngủ của các thành viên gia đình.

Để phù hợp với nhu cầu đối ngoại gia tăng vào dịp cuối năm, bạn có thể bài trí nhà cửa khác một chút so với sinh hoạt thường ngày.

Ví dụ, bạn nên xem xét thêm chỗ để xe (gara, tầng hầm, sân trước) đã đủ chỗ và hợp lý chưa. Cây cảnh nên được chọn lọc, sắp xếp gọn gàng theo kiểu "tốt khoe xấu che".

Khi dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, bạn nên loại bỏ các chi tiết trang trí không cần thiết, đặc biệt là ở phòng khách, sao cho không gian gọn gàng, đồng bộ về phong cách thiết kế.

Theo Afamily