với những ai vừa mới mua một chiếc đồng hồ mới thì việc bảo quản đồng hồ sao cho giữ được độ mới và vẻ long lanh vốn có của nó luôn được đặc biệt quan tâm. bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn bảo vệ đồng hồ sao cho đúng cách!

Không đeo đồng hồ cùng vòng tay trên cùng 1 tay

 Không nên đeo thêm nhiều loại vòng có dây kim loại hoặc vòng tay có hạt  sắc nhọn bên phía cổ tay đeo đồng hồ. Điều này gây ra sự cọ xát khiến mặt đồng hồ bị xước trong quá trình đeo suốt cả ngày.

Không đeo đồng hồ cùng vòng tay trên cùng 1 tay

Nếu đeo vòng tay thì phải kết hợp cùng các loại vòng có chất liệu mềm mại như vòng tay vải hoặc vòng tay đan để không khiến đồng hồ bị hư tổn.

Không để đồng hồ ở nơi nhiệt độ quá nóng, quá lạnh

Tránh tiếp xúc đồng hồ với nguồn nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh. Các nguồn nhiệt trên 60 độ C và nguồn nhiệt dưới 0 độ C sẽ làm biến đổi lượng dầu nhớt bên trong bộ máy hoạt động của đồng hồ.

Không để đồng hồ ở nơi nhiệt độ quá nóng, quá lạnh

Bên cạnh đó, không chỉ mức nhiệt quá nóng hoặc lạnh thì mới ảnh hưởng đồng hồ mà nguồn nóng lúc tắm hay độ ẩm cũng tạo ra môi trường tổn hại đồng hồ.

Tránh các hoạt động mạnh, trên cao khi đeo đồng hồ

Tháo đồng hồ khi tham gia các hoạt động leo trèo. Nếu bạn tham gia các hoạt động thể thao trên cao hoặc leo núi, hãy tháo đồng hồ ra để hạn chế va đập và những sự cố đáng tiếc xảy ra. Bộ máy bên trong đồng hồ cũng bị làm hư hại nếu bạn đeo chúng cho các hoạt động mạnh và trên cao.

Tránh các hoạt động mạnh, trên cao khi đeo đồng hồ

Tuy vậy, bạn cũng có thể mua một chiếc đồng hồ đắt tiền có khả năng chống bụi bẩn và trầy xước, va đập mạnh phù hợp để đeo trong các hoạt động thể thao liên quan tới độ cao. Đồng hồ Bertucci A-2S là một lựa chọn lúc này.

Bertucci A-2S

Tránh xịt trực tiếp nước hoa, mỹ phẩm vào vị trí đeo đồng hồ

Tháo đồng hồ đi nếu muốn xịt nước hoa lên cổ tay. Một vài loại nước hoa có thể ảnh hưởng đến chiếc đồng hồ của bạn dù chúng có chức năng kháng nước hay chăng nữa. 

Tránh xịt trực tiếp nước hoa, mỹ phẩm vào vị trí đeo đồng hồ

Đừng đặt chiếc đồng hồ của bạn trong nhà tắm cho đến khi bạn sẵn sàng để đeo chúng. Như một quy luật, đồng hồ phải là thứ cuối cùng bạn mang lên người khi đi ra ngoài. 

Tránh xa các thiết bị điện tử, nam châm tạo ra từ trường

Các nam châm thường được gắn lên laptop, tivi mà người dùng đôi khi không biết đến. Việc đặt đồng hồ lên các thiết bị này vô tình đã khiến chúng tiếp cận gần với nam châm.

Tránh xa các thiết bị nam châm

Nam châm ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ kim loại bên trong đồng hồ nên sẽ khiến đồng hồ bị hư hại nếu người dùng có thói quen đặt đồng hồ lên các thiết bị này lâu dài. 

Lưu ý rằng, với các loại đồng hồ kỹ thuật số hiện tượng này không xảy ra và một số loại đồng hồ hiện nay cũng được trang bị khả năng chống lại lực hút nam châm.

Thường xuyên mang đồng hồ đi kiểm tra, bảo dưỡng

Bảo hành đồng hồ theo định kỳ

Với những chiếc đồng hồ tốt, cách 3-4 năm bạn nên đến các hiệu sửa đồng hồ chuyên nghiệp để kiểm tra máy móc. Bên cạnh đó, sau mỗi lần đồng hồ thay pin, hãy kiểm tra xem chức năng kháng nước có bị ảnh hưởng gì không, đặc biệt với loại đồng hồ Quartz.

Bảo hành đồng hồ theo định kỳ

Nên thay pin đồng hồ ở những nơi uy tín và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cũng lưu rằng thay pin đồng hồ chỉ nên với loại đồng hồ kỹ thuật số và không có khả năng chống nước.

Ngoài ra, kiểm tra các núm vặn đồng hồ đã được gắn chắc hay chưa, điều này ảnh hưởng đến khả năng kháng nước trên một vài loại đồng hồ.

Lên dây cót cho đồng hồ của bạn

Nếu bạn có một chiếc đồng hồ cơ, cần phải lên lại dây cót để duy trì thời gian. Tháo núm vặn đồng hồ và bắt đầu xoay theo chiều kim đồng hồ từ 20 đến 40 lượt.

Lên dây cót cho đồng hồ cơ

Dừng lên dây cót gặp phải lực cản, sau đó quay ngược lại núm vặn năm hoặc sáu lượt để đặt lại chất bôi trơn và giảm căng thẳng cho động cơ của đồng hồ.

Vệ sinh đồng  hồ thường xuyên

Dùng nước ấm có pha chít xà phòng để làm sạch chiếc đồng hồ của bạn rồi rửa lại bằng nước sạch, lau khô bằng một chiếc khăn mềm không đổ lông.

Vệ sinh đồng hồ

Nên vệ sinh chiếc đồng hồ hằng tuần và bất cứ khi nào bạn cảm thấy nó bị bẩn. Dùng bàn chải nhỏ và mềm để làm sạch các cặn bã nhỏ bám trên dây đồng hồ.

Nếu bạn có một chiếc đồng hồ có dây da, cũng thực hiện làm sạch tương tự nhưng lưu ý trong quá trình làm khô dây da đồng hồ cần tránh xa các nguồn nhiệt, hãy để dây khô tự nhiên.

Bảo quản đồng hồ ở nơi khô ráo, sạch sẽ

Độ ẩm và bụi bẩn là một trong những tác nhân khiến đồng hồ bị hư hỏng. Tốt nhất nên bảo quản đồng hồ trong hộp và vỏ bọc đồng hồ của hãng khi mới mua về.

Bảo quản đồng hồ nơi khô ráo, sạch sẽ

Ngoài ra, tránh đặt mặt đồng hồ nằm sấp vì điều này vô tình làm trầy xước mặt đồng hồ. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra và đeo đồng hồ để xác định đồng hồ hoạt động đúng hay không, tránh việc để lâu không đụng tới.

Không nên mang đồng hồ khi tắm biển

Khi tắm biển, cát và nước muối sẽ chui vào các khe gioăng ở kính và đặc biệt là núm. Khi nước biển khô đi ,muối và cát biển còn đọng lại trong núm làm cộm gioăng dẫn đến tạo khe hở lớn cho nước vào đồng hồ. Vì vậy, không nên đeo đồng hồ khi tắm biển.

Trong trường hợp đồng hồ tiếp xúc nước biển, hãy rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm.

Không nên mang đồng hồ khi tắm biển

Trên đây là cách để bảo vệ đồng hồ bạn luôn mới và hoạt động tốt. Mong rằng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích với bạn!

Theo VnExpress