chúng ta thường vứt đi những thức ăn hư hỏng, nhưng nếu làm việc này thường xuyên thì rất lãng phí và tốn kém. chúng tôi sẽ mách bạn mẹo bảo quản thực phẩm đơn giản khi trữ chúng trong tủ lạnh, bạn hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sử dụng chúng được lâu hơn nữa.

Đóng gói thực phẩm an toàn

Bảo quản thịt, thịt gia cầm, cá sống tách biệt với các loại thực phẩm khác để tránh nhiễm khuẩn. (Đây là lý do nhiều tủ lạnh có ngăn đựng thịt ở cuối cùng của tủ lạnh; nếu tủ lạnh nhà bạn không có ngăn đó, thì bảo quản thịt / hải sản tươi sống trong khay nhỏ để ngăn nước thịt / hải sản lan qua các thực phẩm khác.)

Đóng gói thực phẩm an toàn

Một trong những cách tốt nhất để giữ thực phẩm an toàn là luôn rửa sạch tay trước và sau khi đóng gói thực phẩm.

Nhiệt độ của tủ lạnh

Nhiệt độ lý tưởng ở ngăn mát nên là 4-5 độ C trở xuống và ngăn đá thì nên để dưới 0 độ C

Bảo quản thực phẩm thừa và dễ hỏng

Thời gian: Thực phẩm dễ hư hỏng nên bảo quản ở ngăn đá, ngăn mát thì chỉ nên để 1, 2 tiếng. Nguyên tắc chung là chỉ nên giữ thực phẩm thừa trong 4 ngày. Còn pizza và thịt hoặc gia cầm đã nấu chín thì để từ 3-4 ngày, với thịt trứng, cá ngừ (đã qua chế biến), mì trộn có thể để từ 3-5 ngày.

Mẹo nhỏ là bạn nên sử dụng hộp đựng thực phẩm: Bảo quản thực phẩm trong các vật dụng vừa khít với nó. Hộp hoặc chai thủ tinh đựng thực phẩm có lợi trong việc giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thực phẩm bên trong, có thể dùng cho lò vi sóng và thân thiện với môi trường hơn.

Bảo quản thực phẩm thừa và dễ hỏng
Bảo quản thực phẩm trong hộp hoặc chai lọ thuỷ tinh để dễ dàng kiểm tra tình trạng

Nếu bạn sử dụng túi nhựa thì nên kiểm tra đảm bảo là chúng không chứa BPA (có ghi  "BPA-free") gây nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn khi dự trữ thực phẩm, bạn chỉ nên giữ lại những hộp đựng thực phẩm an toàn (nhựa không chưa BPA hoặc thuỷ tinh)

Khá nhiều người có thói quen dự trữ thực phẩm và quên luôn không dùng tới nó cho đến khi nó thực sự hết hạn và đem vứt đi, để tránh trường hợp trên, bạn nên tập thói quen xếp chúng theo thứ tự thời gian dự trữ. Đồ ăn cũ hơn đem ra ngoài, đồ ăn mới đặt vào bên trong, hoặc nếu không nhớ được thời gian đặt thực phẩm vào tủ lạnh, bạn có thể dán một mảnh giấy nhỏ ghi lại thời gian trên vỏ hộp đựng

Bảo quản trái cây và rau

Việc bảo quản những loại này có thể gặp khó khăn bởi lẽ một số loại trái cây và rau không thích hợp để bảo quản cùng nhau. Một số loại trái cây tạo khí etilen dễ làm hỏng rau sớm. Tờ Vegetarian Times khuyên rằng nên để những loại tạo khí như: trái bơ, chuối, đào, lê, mận, và cà chua ở ngoài tủ lạnh.

Bảo quản trái cây và rau

Mặt khác, bạn có thể đặt táo, quả mơ, dưa vàng, quả sung và một số loại quả có vị ngọt, nhưng nhớ để chúng ngoài ngăn đựng rau, ngăn này dùng để bảo quản rau dễ bị ảnh hưởng khí etilen

Nói về ngăn đựng rau, hầu hết các tủ lạnh chuẩn đều thiết kế một ngăn đựng rau để tủ lạnh bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn, và thỉnh thoảng nên điều chỉnh hơi ẩm và nhiệt độ. Đây có lẽ là chỗ tốt để bảo quản rau vì nó tách biệt với các phần khác của tủ lạnh.

Hầu như tủ lạnh nào cũng có một ngăn riêng để đựng rau

Đừng bảo quản trái cây và rau trong những cái túi hoặc các hộp đựng kín hơi, sẽ dễ làm chúng nhanh hỏng. Có thể sử dụng túi đựng thực phẩm để giữ được sản phẩm lâu hơn.

Bảo quản trứng

Trứng có thể để được từ 3-5 tuần, còn trứng đã đập ra thì chỉ để được 1 vài ngày.

Bảo quản trứng

Đông lạnh thực phẩm

Giữ thực phẩm trong túi kín khí trên ngăn đá để tránh làm giảm chất lượng của thực phẩm.Có nhiều cách trữ thịt trong tủ lạnh nhưng phổ biến nhất là: bọc bằng túi đựng, sau đó ép không khí ra ngoài rồi dán kín với keo dính hoặc bọc bằng hoàn toàn bằng màn nylon bảo quản thực phẩm (có thể từ 2 lớp gói trở lên) hoặc trữ thịt trong hộp kín đựng thực phẩm

Cách dự trữ thịt trên ngăn đông

Ngoài ra, với các thực phẩm đã chín, bánh mì hoặc các thực phẩm nướng nên để nguội bánh mì và các sản phẩm đồ nướng khác trước khi cho vào ngăn đá vì hơi ẩm sẽ làm cho nó không đông đá được.

Theo VnExpress