trong quá trình sử dụng, đặc biệt đối với thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay thì mũ bảo hiểm thường xuyên xảy ra tình trạng có mùi hôi. làm cách nào để khử và ngăn ngừa những mùi hôi khó chịu này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!

Nguyên nhân gây mùi khó chịu ở mũ bảo hiểm

Trong quá trình sử dụng, đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao, da đầu thường sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, bã nhờn nên khi sử dụng mũ bảo hiểm quá lâu, lớp lót của mũ sẽ hút vào tạo ra một môi trường ẩm thấp – điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn, nấm,… gây mùi sinh sôi.

Nguyên nhân gây mùi khó chịu ở mũ bảo hiểm

Thời tiết mưa thất thường khiến mũ bị ướt, thông thường mọi người sẽ treo trên xe để khô tự nhiên và sử dụng tiếp khi khô. Điều này khiên nước mưa cô đọng trong mũ sản sinh ra nhiều vi khuẩn và bụi bẩn bên trong, nếu không được sấy khô thì chắc chắn có mùi hôi khó chịu là điều không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân gây mùi khó chịu ở mũ bảo hiểm

Bên cạnh đó, nhiều người không có thói quen vệ sinh mũ bảo hiểm định kỳ mà mặc định sử dụng từ ngày này sang ngày khác, năm này sang tháng nọ. Bụi bẩn, khói, vi khuẩn từ môi trường xung quanh sẽ tích tụ dần theo năm tháng. Đây là nguyên nhân chính khiến chiếc mũ của bạn bốc mùi khó chịu.

Ngoài ra, một số nguyên nhân đơn giản phổ biến khác như tóc ẩm, tóc vuốt gel tạo kiểu, mũ dính bẩn,… cũng gây ra mùi hôi khó chịu trong mũ nhưng không đáng kể.

Nguyên nhân gây mùi khó chịu ở mũ bảo hiểm

Cách khử mùi cho mũ bảo hiểm

Vệ sinh mũ bảo hiểm

Đây được xem là phương pháp hiệu quả nhất, diệt trừ tận gốc vi khuẩn và bụi bẩn gây ra mùi hôi. Các bạn nên lưu ý giặt mũ bằng tay, không bỏ vào máy giặt, các va đập trong quá trình giặt sẽ giảm tuổi thọ của mũ cũng như máy giặt.

Nên dùng bàn chải mảnh, mềm để tránh làm hỏng lớp lót và lớp mút xốp bên trong mũ. Không sử dụng bột giặt cho lớp vải lót bên trong, hãy sử dụng dầu gội để tránh tình trạng da đầu bị kích ứng, mẫn ngứa.

Vệ sinh mũ bảo hiểm

Dùng xịt khử mùi cho mũ bảo hiểm

Dùng bình xịt khử mùi có tác dụng diệt khuẩn tạm thời và tạo mùi hương dễ chịu cho mũ. Thông thường các loại bình xịt chuyên dụng có thành phần nhẹ dịu cho da, thân thiện với môi trường nên các bạn không cần lo về việc da đầu có dễ kích ứng hay không.

Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, chỉ lần xịt trực tiếp vào phần lớp lót của mũ là đã có hiệu quả ngay lập tức rồi.

Dùng xịt khử mùi cho mũ bảo hiểm

Tuy nhiên, nên nhớ đây chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời vì không thể diệt khuẩn triệt để, hoàn toàn 100%. Các bạn vẫn phải thường xuyên vệ sinh mũ cẩn thận nhé!

Dùng xịt khử mùi cho mũ bảo hiểm

Sử dụng thêm miếng lót mũ bảo hiểm

Miếng lót là một tấm đệm mỏng ngăn cách da đầu với mũ bảo hiểm, giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian vệ sinh mũ. Bạn cũng có thể thường xuyên thay miếng lót dễ dàng hơn so với việc vệ sinh cả mũ. Giá thành cũng khá rẻ nên bạn có thể mua từ 2 - 3 miếng để tiện thay thế liên tục.

Tuy nhiên, vì có thêm một miếng lót khá dày ở giữa có thể khiến bạn cảm thấy hầm bí hơn, đặc biệt là khi đi dưới trời nắng gắt. Chưa hết, miếng lót cũng có thể làm sai lệch size của mũ bảo hiểm, làm mũ trở nên chật hơn so với số đo vòng đầu của người đội.

Sử dụng thêm miếng lót mũ bảo hiểm

Vệ sinh mũ theo cách tự nhiên tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh mũ bảo hiểm theo cách tự nhiên tại nhà vô cùng đơn giản theo 3 bước như sau:

  • Bước 1: Gỡ các chi tiết của chiếc mũ theo thứ tự từ ngoài vào trong.
  • Bước 2: Tiến hành làm sạch bỏ mũ, kính mũ bảo hiểm.
  • Bước 3: Sử dụng xà phòng giặt sạch phần lõi xốp và vải lót, sau đó có thể sấy khô hoặc hong nắng để khô tự nhiên.
Vệ sinh mũ theo cách tự nhiên tại nhà

Với những thông tin trên từ chúng tôi, hãy áp dụng ngay để loại bỏ những mùi hôi khó chịu trong mũ bảo hiểm của mình bạn nhé!

Theo VnExpress