lâu nay khi sử dụng bàn chải đánh răng bạn đã quên rằng không chỉ răng miệng của chúng ta được làm sạch, mà bàn chải đánh răng điện cũng cần được làm sạch. vậy làm thế nào để vệ sinh chúng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Tại sao cần vệ sinh bàn chải đánh răng điện?

Qua một thời gian sử dụng, nếu bạn không vệ sinh bàn chải đánh răng thì bạn sẽ thấy một lớp kem đánh răng cứng nằm ở đế lông bàn chải và thân bàn chải nhìn chung có vẻ hơi khó chịu, tích tụ lâu ngày nó sẽ trở nên bẩn vi khuẩn bám vào và gây ra nhiều bệnh về răng miệng.

bàn chải không vệ sinh
bàn chải không vệ sinh

Bạn không muốn bản thân bị bệnh hay người thân bị bệnh chứ? Hãy vệ sinh bàn chải của mình thường xuyên và đúng cách.

Cách vệ sinh bàn chải đánh răng điện

Miệng là nơi vi khuẩn dễ vào cơ thể nhất, vi khuẩn có thể cư trú trên bàn chải và đầu bàn chải đánh răng, nếu bạn không làm sạch bàn chải chúng sẽ đi vào cơ thể của bạn một cách dễ dàng.

vệ sinh bàn chải đánh răng điện

Cách vệ sinh bàn chải đánh răng điện:

Tần suất vệ sinh: Bạn có thể vệ sinh bàn chải của mình ngay sau khi bạn đánh răng xong.

Cách vệ sinh đầu bàn chải: Rửa bàn chải trực tiếp dưới vòi nước ngay sau khi đánh răng để loại bỏ các mảng bám dư thừa, dùng tay xoa nhẹ lông bàn chải. Lưu ý, bạn không nên dùng lực mạnh chà xát vào lông bàn chải vì sẽ dễ làm hỏng lông bàn chải.

Cách vệ sinh thân bàn chải: Chúng ta có thể dùng vải hoặc khăn sau đó thấm vào nước lạnh hoặc nước ấm để vệ sinh thân bàn chải loại bỏ các bụi bẩn dư thừa. Đối với những nơi khó tiếp cận chúng ta có thể dùng tăm bông để loại bỏ bụi bẩn, hoặc sử dụng chất khử trùng bàn chải đánh răng cho cả bàn chải để đảm bảo tất cả vi trùng và vi khuẩn được làm sạch.

loại bỏ bụi bẩn trên bàn chải

Nếu có thể, bạn nên hoàn thành những điều sau đây hàng ngày để giữ bàn chải đánh răng luôn trong tình trạng tốt:

  • Rửa bàn chải đánh răng bằng nước sau khi sử dụng để loại bỏ kem đánh răng và mảnh vụn.
  • Không dùng tay chà xát quá nhiều lên bàn chải đánh răng vì bạn có thể làm lông bị sờn hoặc mòn và chúng sẽ không hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám.
  • Đặt bàn chải đánh răng ở một vị trí thẳng đứng để chúng khô.

Những lưu ý khi vệ sinh bàn chải đánh răng điện

Những điều bạn nên làm:

  • Rửa kỹ bàn chải đánh răng bằng nước sau khi đánh răng

Khi rửa bàn chải từ vòi nước, khối lượng và lực nước sẽ đánh bật các mảnh vụn thức ăn và kem đánh răng còn sót lại phía trên hoặc bên trong lông bàn chải.

rửa bàn chải
  • Đặt bàn chải ở vị trí thẳng đứng và để khô

Đặt bàn chải đánh răng của bạn đứng thẳng và đặt ở nơi khô ráo, bàn chải sẽ khô tự nhiên. Khi đặt bàn chải chung với gia đình hãy tránh các lông bàn chải chạm vào nhau để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

đặt bàn chải đứng
  • Thay bàn chải 3 tháng một lần

Theo thời gian các lông của đầu bàn chải sẽ xuống cấp. Chúng sẽ bị tách ra, sờn, mòn hoặc bị hỏng do thói quen đánh răng của chúng ta và chúng sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với răng và nướu. Vì thế thay bàn chải 3 tháng 1 lần sẽ giúp bảo vệ răng miệng của bạn một cách tốt nhất.

  • Thường xuyên làm sạch nơi đặt bàn chải đánh răng

Nếu bạn đặt bàn chải trong một cái cốc hoặc giá đỡ, lâu ngày một vũng nước sẽ đọng lại tích tụ vi khuẩn và vi trùng và chúng có thể bám trên bàn chải đánh răng của bạn. Hãy thường xuyên làm sạch nơi đặt bàn chải nhé.

làm sạch nơi đặt bàn chải

Những điều bạn không nên làm:

  • Không dùng chung bàn chải đánh răng

Những người dùng chung bàn chải đánh răng có nguy cơ nhiễm và lây bệnh cao vì vi khuẩn và virus gây bệnh sẽ dễ dàng lây lan qua đường miệng. Do đó tuyệt đối không dùng chung bàn chải đánh răng.

  • Không lạm dụng việc đánh răng

Việc đánh răng quá nhiều lần trong ngày hoặc chà xát mạnh khi đánh răng sẽ có thể gây tổn thương cho răng và nướu, đồng thời lông bàn chải sẽ hỏng nhanh hơn. Khi lông bàn chải bị hỏng, chúng sẽ kém hiệu quả hơn và có thể không làm sạch răng miệng của bạn nữa.

không đánh răng quá mức
  • Thận trọng đối với người bị bệnh

Nếu bạn hoặc những người khác trong gia đình bị bệnh hoặc mắc bất kỳ bệnh tật nào. Nếu một thành viên trong gia đình bị nhiễm trùng hoặc bệnh truyền nhiễm đặc biệt, bạn nên đặt bàn chải của người nhiễm bệnh cách xa người khác hoặc hãy thay thế bàn chải sớm nhất có thể.

  • Không che phủ hoặc cất đầu bàn chải trong hộp kín

Nếu đầu bàn chải bị che phủ, môi trường ẩm ướt trong đó có thể là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

  • Không đặt bàn chải trong nhà vệ sinh

Đặt bàn chải đánh răng tránh xa nhà vệ sinh là cách tốt để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bàn chải.

  • Không nên ngâm bàn chải đánh răng trong nước súc miệng

Có thể bạn sẽ bị nhiễm bệnh nếu một cốc nước súc miệng được sử dụng cho nhiều bàn chải đánh răng. Tuy nhiên để tránh lây nhiễm bệnh chúng ta không nên ngâm bàn chải trong cốc.

không đặt bàn chải trong nhà vệ sinh
  • Không đặt bàn chải trong nước sôi

Nhiệt độ cao được biết là hữu ích trong việc giúp làm sạch và tiêu diệt một số chủng vi khuẩn, tuy nhiên ngâm bàn chải trong nước sôi có thể có lợi hoặc có hại. Nhưng dù sao bạn cũng không nên làm như vậy nếu không muốn chiếc bàn chải của mình bị biến dạng.

Cách sử dụng bàn chải đánh răng điện hợp vệ sinh

  • Thay thế đầu bàn chải Bàn chải đánh răng điện của bạn ba tháng một lần, dựa vào màu lông của bàn chải, nếu lông bàn chải của bạn màu xanh chúng sẽ ngã thành màu trắng để nhắc nhở bạn thay đầu bàn chải.
  • Thay thế đầu bàn chải sớm hơn 3 tháng nếu lông bàn chải bị sờn và đầu bàn chải trở nên lỏng lẻo không như ban đầu.
  • Sử dụng tăm bông, hoặc chất tẩy nhẹ nếu cần thiết để loại bỏ bụi bẩn, nên dùng lực nhẹ để loại bỏ bụi bẩn. Tránh làm hỏng thân nhựa và cao su của bàn chải.
  • Hãy đảm bảo ít nhất sau 6 tháng sử dụng cho đến khi pin còn ít, hãy sạc lại pin. Điều này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của pin.
cách sử dụng bàn chải

Đây là các gợi ý cho bạn khi vệ sinh bàn chải điện của mình, hãy chăm sóc răng miệng và cả chiếc bàn chải của bạn một cách tốt nhất nhé. mọi thắc mắc quý khách vui lòng để lại phía dưới!

Theo VnExpress