ThinkBook 13s Gen 2 đánh dấu sự trưởng thành rõ rệt trong phong thái thiết kế laptop của Lenovo. Mỏng nhẹ hơn, thời trang hơn cùng cấu hình cao với dòng chip vi xử lý mới nhất, laptop ThinkBook từ một làn gió mới hoàn toàn có thể trở thành một trong những "át chủ bài" của Lenovo trong việc chinh phục giới trẻ, doanh nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách đây một năm, Lenovo đã cho ra mắt dòng laptop ThinkBook. Nằm giữa dòng flagship ThinkPad và dòng phổ thông IdeaPad, chiếc ThinkBook 13s mà VnReview đánh giá lúc bấy giờ được định hướng mang thiết kế hiện đại hơn so với kiểu doanh nhân truyền thống của Lenovo, nhưng đồng thời vẫn được giữ lại những tính năng thiết yếu như bảo mật, độ tin cậy, trải nghiệm mượt mà và dịch vụ hỗ trợ cao cấp.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Cải tiến mạnh mẽ hơn cả về thiết kế lẫn tính năng, phiên bản ThinkBook 13s Gen 2 VnReview đánh giá trong bài viết này gần như là cao cấp nhất, với chip xử lý Intel Core i7, 8GB RAM (tối đa 16GB) và 256GB bộ nhớ trong (tối đa 1TB), dự kiến giá bán tại Việt Nam là 24,99 triệu đồng.

Thiết kế trẻ trung và sang hơn

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Ấn tượng đầu tiên của ThinkBook 13s Gen 2 chắc chắn sẽ là thiết kế tông màu kép (dual-tone) xám bạc của lớp vỏ ngoài bằng hợp kim nhôm-magiê. Không chỉ giúp tạo vẻ sang trọng, tông màu này còn hạn chế sự hiện diện của dấu vân tay hay vệt mồ hôi. Trên thực tế, dòng ThinkBook luôn được Lenovo "ưu ái" với tuỳ chọn màu này, trong khi ThinkPad hay IdeaPad thường chỉ có tông màu đen. Các cạnh máy được bo cong nhẹ, cắt CNC để cảm giác cầm nắm thoải mái hơn.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

ThinkBook 13s năm ngoái đã khá mỏng nhẹ, nhưng phiên bản Gen 2 còn làm tốt hơn, với độ dày ở điểm dày nhất là 14,9mm và trọng lượng 1,26 kg. Việc cầm bằng một tay, ngay cả với người dùng nữ giới, cũng là điều đơn giản, và thiết kế hợp kim nguyên khối giúp ThinkBook 13s Gen 2 không bị uốn cong dù tác động lực mạnh.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”
Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Thiết kế bản lề của ThinkBook 13s Gen 2 có một chút khác biệt so với thế hệ trước, vẫn cho phép người dùng ngửa màn hình theo góc 180 độ so với thân máy cho cảm giác chắc chắn và liền mạch. Theo Lenovo, phần bản lề vẫn được cấu tạo từ hợp kim kẽm phủ Indium và Stannum, chịu được hơn 25.000 chu kỳ đóng mở trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Một sự thay đổi nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm hàng ngày, đó là Lenovo đã tạo một rãnh nhỏ ở chính giữa cạnh nắp máy để người dùng có thể mở máy bằng một tay. Tại đây cũng có một logo ThinkBook được đặt khá tinh tế.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Để có thiết kế mỏng nhẹ, cổng kết nối sẽ là đối tượng phải chấp nhận hy sinh. Với ThinkBook 13s Gen 2, máy có một cổng USB-C hỗ trợ chuẩn Thunderbolt 4 mới nhất và Power Delivery, đây cũng là cổng sạc duy nhất của máy, khi đầu sạc slim-tip đã bị loại bỏ. Bên cạnh là cổng HDMI 2.0 và jack 3.5mm hỗn hợp tai nghe và mic.

Màn hình rời ThinkVision M14t của Lenovo

Cổng USB-C này sẽ đặc biệt hữu dụng nếu bạn sở hữu màn hình di động rời như mẫu ThinkVision M14t của Lenovo, xuất hình trực tiếp qua Alt Mode mà không cần cổng HDMI. Nếu độc giả quan tâm, ThinkVision M14t hiện đang được phân phối tại Việt Nam với mức giá 7,49 triệu đồng, với những tính năng nổi bật như thiết kế mỏng nhẹ, hỗ trợ cảm ứng đa điểm và bút cảm ứng. VnReview sẽ có bài trên tay mẫu màn hình này trong vài ngày tới.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Phía bên kia, ThinkBook 13s Gen 2 chỉ có hai cổng USB-A 3.2 gen 1 với một cổng always-on để người dùng có thể sạc qua USB ngay cả khi máy nghỉ, cùng với một khe khoá Kensington. Tuy số cổng đã hợp lý hơn và hỗ trợ Thunderbolt 4 (phiên bản tiền nhiệm thậm chí còn chẳng hỗ trợ Thunderbolt 3), nhưng đáng tiếc khi ThinkBook 13s Gen 2 vẫn không có khe đọc thẻ nhớ, một tính năng quan trọng với những người dùng thường xuyên phải xử lý ảnh, khi số lượng cổng USB trên máy cũng không nhiều.

Màn hình: Viền mỏng cho trải nghiệm "thoáng" hơn

Lenovo đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt khi các cạnh viền được làm mỏng hơn đáng kể so với phiên bản trước, đều và cân xứng hơn, và tỷ lệ màn hình/mặt nắp của ThinkBook 13s Gen 2 là trên 90%.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”
Viền máy đều đã mỏng hơn đáng kể

Với tên gọi của mình, ThinkBook 13s Gen 2 sở hữu màn hình 13 inch nhưng độ phân giải đã được nâng lên WQXGA (2560 x 1600 pixel), tấm nền In-Plane Switching (IPS) LCD và cùng với đó là tỷ lệ 16:10. Tỷ lệ này giúp chiều dọc màn hình được "cơi nới" thêm, tăng diện tích sử dụng.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Về chất lượng hiển thị, ThinkBook 13s Gen 2 cũng không hề thua kém những đối thủ trên thị trường. Với độ phủ màu 100% sRGB và hỗ trợ công nghệ HDR DolbyVision, chiếc laptop có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu từ giải trí, chơi game cho đến những công việc chuyên nghiệp hơn như chỉnh sửa ảnh, video. Dùng thực tế, hình ảnh hiển thị có màu sắc tươi tắn, sống động, độ sáng màn hình tối đa 300 nits dùng tốt trong nhà nhưng sẽ gặp khó khăn khi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Một tính năng khá hay của Lenovo tiếp tục được ThinkBook 13s Gen 2 kế thừa là thanh trượt webcam ThinkShutter. Không có gì hoa mỹ, đây đơn giản là một thanh trượt điều chỉnh thủ công có tác dụng che chắn webcam khi không sử dụng đến để bảo vệ quyền riêng tư, tránh bị kẻ gian quay lén mà không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi so với việc dùng băng keo che lại.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Loa ngoài của ThinkBook 13s Gen 2 được tinh chỉnh bởi Harman Kardon, một thương hiệu âm thanh có tiếng trong giới công nghệ. Với những tiêu chí trên một laptop, loa ngoài của máy cho âm lượng lớn, không thấy hiện tượng rè, chất âm trong và có chi tiết nhưng giống như đại đa số laptop hiện nay, dải bass gần như không có.

Bàn phím: Cái gì không hỏng thì không phải sửa

Bàn phím và trackpad có lẽ là những thứ duy nhất mà giữa hai thế hệ ThinkBook 13s không có sự khác biệt. Tiêu chí rất rõ ràng: Cái gì không hỏng thì không phải sửa.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”
Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Với kích thước màn hình 13 inch, ThinkBook 13s Gen 2 không có dãy phím numpad, và phím trackpoint đỏ vẫn là một "đặc sản" chỉ dành riêng cho laptop ThinkPad cao cấp. Các phím có kích thước lớn, phông chữ gọn gàng, hành trình phím trung bình với lực nhấn vừa phải. Về mặt tính năng, ThinkBook 13s Gen 2 cũng có đèn LED hai mức độ sáng dưới các phím để người dùng sử dụng ban đêm, và một số phím tắt để nhận/từ chối cuộc gọi nhanh qua Skype.

Phím tắt nhận/chấm dứt cuộc gọi Skype

Trackpad của ThinkBook 13s Gen 2 có kích thước lớn, viền chrome bao quanh, cảm giác vuốt nhanh và mượt nhờ hỗ trợ Microsoft Precision. Tuy nhiên, nếu có thể, sẽ tốt hơn nữa nếu phiên bản tiếp theo, Lenovo phủ nhung cho phần trackpad này, trải nghiệm sẽ được nâng cao hơn nữa.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Đa dạng tiện ích bảo mật

Trên phiên bản Gen 2, Lenovo tiếp tục tích hợp cảm biến vân tay lên nút nguồn, có thể đăng nhập ngay khi vừa mở nắp máy chỉ bằng một chạm. Tốc độ nhận diện vân tay nhanh, chính xác, không khác biệt nhiều với các mẫu ThinkBook khác.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Bên cạnh đó, ThinkBook 13s Gen 2 còn được tích hợp một số tiện ích như đạt chuẩn xác thực FIDO (Fast Identity Online), chip bảo mật dTPM 2.0 mã hóa và lưu thông tin người dùng trên chip riêng biệt thay vì hệ thống đám mây, cùng phần mềm Lenovo Vantage cung cấp bộ công cụ phân tích phần cứng để sớm phát hiện lỗi, thiết lập phần cứng theo cá nhân hóa và tự động cài đặt những cập nhật quan trọng.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”
Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Ngoài ra, ThinkBook được hỗ trợ bởi nhiều dịch vụ cấp doanh nghiệp bao gồm Lenovo Premier Support, mở rộng hay nâng cấp điều khoản bảo hành như hỗ trợ tại chỗ trong ngày làm việc kế tiếp hoặc dịch vụ bảo hành quốc tế (International Warranty Service) để giảm thiểu thời gian sửa chữa thiết bị. Đây là những thứ sẽ tỏ ra hữu dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn thường không có đội ngũ hỗ trợ riêng biệt.

Hiệu năng ấn tượng với CPU Tiger Lake

Về cấu hình, ThinkBook 13s Gen 2 trang bị chip xử lý Core i7–1165G7 mới nhất thuộc thế hệ Tiger Lake của Intel, 8GB RAM và 256GB SSD, không có card đồ hoạ rời mà dùng chip tích hợp Intel Iris XE. Đáng chú ý nhất là Core i7-1165G7, khi con chip này được sản xuất trên tiến trình 10nm, gồm 4 nhân thực và 8 luồng, xung Turbo tối đa 4.7 GHz nhưng công suất thoát nhiệt (TDP) chỉ 12W.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

8GB RAM trong năm 2020 đã trở thành mức tối thiểu, khi "hào phóng" một vài tab Chrome cùng ứng dụng chỉnh sửa ảnh Photoshop, Lightroom đã có thể chiếm tới 80-90% dung lượng. Với một con chip như Core i7-1165G7, 16GB RAM có lẽ sẽ tốt hơn. Các tác vụ vẫn được thực hiện một cách nhanh chóng, một phần nhờ SSD M.2 NVMe, nhưng nếu Lenovo hướng tới đối tượng người dùng trẻ tuổi, khả năng đa nhiệm cũng là yếu tố quan trọng. Ít ra thì ThinkBook 13s Gen 2 vẫn có tuỳ chọn nâng cấp RAM, thay vì hàn chết RAM vào bo mạch như một số hãng trên thị trường.

Trong các bài benchmark hiệu năng, con chip Core i7-1165G7 tỏ rõ sự vượt trội về sức mạnh so với i7-8565U có trên phiên bản đời đầu. Dễ thấy nhất là ở các bài chuyên dụng Cinebench R20 và GeekBench 4, khi con chip này có điểm số cao hơn từ 20-30%.

Hiệu năng đơn nhân (trái) và đa nhân (phải) của Core i7-1165G7 trên CineBench R20
Hiệu năng đơn nhân (trái) và đa nhân (phải) của Core i7-1165G7 trên GeekBench 4
Trên phần mềm PC Mark 10 đo hiệu năng tổng thể, ThinkBook 13s Gen 2 đạt 4.406 điểm
Thông tin SSD của ThinkBook 13s Gen 2 trên Crystal Disk Info
Benchmark với Crystal Disk Mark

ThinkBook 13s Gen 2 trang bị duy nhất một ổ cứng thể rắn (SSD) 256GB chuẩn M.2 NVMe, qua công cụ Crystal Disk Info thì ổ này là PM991 của Samsung. Đo nhanh bằng Crystal Disk Mark, ổ này đạt tốc độ đọc/ghi tuần tự là 2260 MB/s và 966 MB/s. Quá trình khởi động Windows hay các ứng dụng nặng, truy xuất dữ liệu đều được hoàn thành một cách nhanh chóng.

Trên 3D Mark FireStrike, GPU Intel Iris XE đạt 5.102 điểm đồ hoạ (graphics score)
Điểm số đó trong bài thử nghiệm Night Raid là 19.322

Thế hệ chip Tiger Lake cũng đánh dấu sự xuất hiện của chip đồ hoạ tích hợp Intel Iris XE, với điểm hiệu năng trên ứng dụng GeekBench 4 cao gấp 2,5 lần so với Intel UHD Graphics 620 có trên i7-8565U. Với tựa game Liên Minh Huyền Thoại, ở độ phân giải gốc và trong chế độ chơi URF giao tranh liên tục, ThinkBook 13s Gen 2 luôn giữ được fps ở mức trên 60. Nếu không ghi hình lại quá trình chơi, fps thực tế còn cao hơn nữa.

Chơi game Liên Minh Huyền Thoại với ThinkBook 13s Gen 2

Nhiệt độ luôn là "kẻ thù" của các Ultrabook mỏng nhẹ, nhưng với TDP chỉ 12W của Core i7-1165G7, không ngạc nhiên khi ThinkBook 13s Gen 2 vận hành khá mát mẻ, nhiệt độ tối đa khi chơi game (theo dõi qua cảm biến chip) vào khoảng 65-68 độ C. Benchmark bằng CPU Burner, chip Core i7-1165G7 đạt ngưỡng nhiệt tối đa 88 độ trước khi giảm xung xuống để duy trì nhiệt độ dưới 70 độ C. Khi này thì quạt tản nhiệt cũng gây tiếng động đủ để chúng ta chú ý, nhưng không gây khó chịu.

Thời lượng pin một ngày làm việc, có kèm sạc nhanh 65W

Cao hơn một chút so với đàn anh của mình, ThinkBook 13s Gen 2 được trang bị viên pin 65 Whr, và công suất sạc của cục sạc đi kèm cũng được tăng từ 45W lên 65W, cho phép sạc đầy viên pin trong khoảng hơn một tiếng.

Sử dụng thực tế, ThinkBook 13s Gen 2 hoàn toàn đáp ứng tốt một ngày làm việc 8 tiếng, miễn sao các tác vụ sử dụng không quá nặng nề như chơi game liên tục hay dựng video. Màn hình 2560x1600 pixel hiển nhiên sẽ tiêu tốn năng lượng nhiều hơn, nhưng đổi lại cho hình ảnh sắc nét hơn khi xem phim hay lướt web.

Tổng kết: một trong những "át chủ bài" tương lai

Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s Gen 2: Từ làn gió mới đến con “át chủ bài”

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startups đã có thêm một cái tên mới để tìm đến mỗi khi có nhu cầu mua một chiếc laptop mỏng nhẹ. Tuy không phải dòng flagship như ThinkPad, ThinkBook vẫn có những tuỳ chọn cấu hình cao, và phiên bản ThinkBook 13s Gen 2 trở thành ứng cử viên sáng giá cho lựa chọn mua sắm của người dùng. Không khó để đưa ra kết luận ThinkBook sẽ là một trong những dòng sản phẩm "chủ lực" của Lenovo trong tương lai, và sự trưởng thành chỉ sau một năm là một thứ đáng để ghi nhận.

Hoàn Đặng

Theo Vnreview