hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều loại âm thanh khác nhau trong đó tiếng ồn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt và làm việc. vậy ngưỡng âm thanh con người có khả năng chịu được là bao nhiêu và tương quan với hoạt động thực tế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé.

Độ ồn là gì?

Âm thanh phát ra từ những nhà máy, xe cộ hay những thiết bị gia dụng như máy giặt, máy sấy, máy hút bụi,... được xem là tiếng ồn. Hay nói cách khác âm thanh không có giá trị, phát ra từ các hoạt động, sự việc xung quanh chúng ta, không phù hợp với mong muốn người nghe gọi là tiếng ồn, chúng ta đo được dựa trên đơn vị Decibel (dB) thì đây gọi là độ ồn.

Ngoài ra, một âm thanh hay nhưng phát ra không đúng thời điểm, không đúng nhu cầu người nghe cũng được xem là một tiếng ồn.

Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt

Tối đa bạn có thể nghe được âm thanh lớn bao nhiêu?

Chúng ta có thể xem 0 dB là ngưỡng thấp nhất nghe thấy được, còn mức cao nhất có thể nghe thấy được gọi là mức chói tai. Thông thường, ngưỡng chói tai sẽ là 140 dB, tuy nhiên một số người có ngưỡng chói tai ở mức 85 db, một số người khác thì ở ngưỡng 115 dB.

Thơi gian chịu đựng tiếng ồn:

  • Dưới 80 dB chúng ta vẫn có khả năng chịu được mà không cần thiết bị bảo vệ.
  • Từ 80 dB trở lên phải bắt đầu lưu ý hơn về mức độ nguy hiểm bằng cách dời xa khoảng cách hay tìm cách hạn chế tiếng ồn.
  • Ở mức 90 dB, mỗi ngày sức ta chỉ chịu tối đa một giờ, ngưỡng 100 dB thì chịu tối đa 15 phút nếukhông mang thiết bị bảo vệ.

Nếu vượt ngưỡng chịu đựng trong một thời gian dài thì tai sẽ chịu tổn thương và có thể dẫn đến điếc tai, rất nguy hiểm.

Cường độ tương ứng với môi trường xung quanh

Dưới đây là bảng cường độ tương ứng với âm thanh thực tế ở môi trường xung quanh chúng ta:

Cường độ - Đơn vị Deciben (dB)

 Tương ứng với môi trường xung quanh

 0 dB  Hoàn toàn không nghe thấy âm thanh
10 dB  Hơi thở của chúng ta
20 dB  Tiếng lá rơi
30 dB  Tiếng lá xào xạc
40 dB  Tiếng thì thầm
50 dB  Rạp phim cách âm
60 dB  Văn phòng làm việc, sảnh yên tĩnh của khách sạn
70 dB  Văn phòng ồn ào, siêu thị, tiếng ồn ngoài đường
80 dB  Hội trường ồn ào, nhà in
90 dB  Nhà máy sản xuất
110 dB  Tiếng nhạc Rock
130 dB  Phi cơ cất cánh, còi xe cứu hỏa

Những mẹo nhỏ giúp giảm bớt tiếng ồn

  • Cách âm máy giặt: tiếng ồn máy giặt cũng khiến cho nhiều gia đình cảm thấy khó chịu, bạn có thể cách âm bằng cách đặt đệm chống sốc hay thảm hút âm phía sau lưng hoặc phía dưới máy giặt.
Cách âm máy giặt bằng thảm hút âm
  • Dán kín khe hở ở cửa: mẹo nhỏ mà có võ sẽ giúp căn phòng bạn đỡ bị ôm nhiễm tiếng ồn mà không mất nhiều chi phí.
  • Sử dụng ốp tường bằng gỗ hoặc bằng vải dày: gỗ và vải dày có chức năng hút âm thanh có tác dụng cho việc hạn chế tiếng ồn.
  • Đặt những thiết bị phát ra tiếng ồn xa chỗ nghỉ ngơi.
  • Ngăn phòng bằng các chất liệu cách âm như kính cách âm, rèm cách âm,... phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất và sẽ mất nhiều chi phí.

Hi vọng bài viết này giúp bạn có thêm thông tin về độ ồn để dễ dàng chọn mua những sản phẩm có khả năng phát ra tiếng ồn nhé!

Theo VnExpress