máy ép trái cây là một vật dụng tuyệt vời giúp bạn có thể thưởng thức những ly nước ép trái cây ngon lành, mát lạnh và vô cùng bổ dưỡng. trong những ngày hè nóng nực như thế này, chắc hẳn việc sử dụng máy ép trái cây sẽ càng trở nên thường xuyên hơn, do đó bạn cũng cần phải vệ sinh máy liên tục để máy có thể hoạt động bình thường.

vệ sinh máy ép

Để vệ sinh máy ép trái cây, bạn cần những vật dụng sau:

- 1 chiếc thìa nhựa

- 1 chiếc khăn khô

- 1 miếng cọ bằng bọt biển

- 1 chai nước tẩy hoặc nước rửa bát

- 1 bàn chải cọ

- 1 bàn chải nhỏ để vệ sinh các bộ phận nhỏ hoặc những chỗ bị kẹt bã trái cây

Các bước vệ sinh máy:

1. Tắt máy

Ngay sau khi sử dụng máy xong, bạn hãy tắt máy đi và rút dây cắm của máy ra khỏi ổ điện.

Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản máy ép trái cây

2. Tháo rời máy

- Tháo bình đựng bã xơ trái cây ra khỏi máy, đổ hết phần bã xơ này vào thùng rác.

Tháo bình đựng bã xơ ra khỏi máy

- Tiếp theo, bạn tháo chốt khóa an toàn ở 2 bên thân máy ra, nhấc nắp ra khỏi máy, dùng một chiếc thìa nhựa để lấy hết phần bã xơ bị dính vào nắp trong quá trình xay ra.

Tháo chốt khóa an toàn và nhấc nắp ra khỏi máy

- Sau đó, nhấc phễu xay gồm lưới lọc và dao xay ra khỏi thân máy.

Nhấc phễu xay ra khỏi máy

3. Ngâm và rửa các bộ phận của máy

- Khi các bộ phận của máy đã được tháo rời, bạn hãy rửa từng bộ phận với nước ấm để làm sạch phần bã xơ còn sót lại trên máy.

- Sau đó, bạn lấy một chậu nước nóng có pha sẵn xà phòng và ngâm các bộ phận của máy vào đó.

Rửa và ngâm các bộ phận

4. Tiến hành cọ rửa các bộ phận của máy

Sau khi ngâm với xà phòng, bạn dùng một miếng cọ bằng bọt biển để chà rửa các bộ phận của máy.

Với những chỗ quá nhỏ không thể cọ được, ví dụ như miệng vòi đưa nước ép ra, bạn hãy dùng một chiếc bàn chải nhỏ để cọ rửa.

Cọ rửa các bộ phận của máy

5. Rửa dao xay và lưới lọc

Khi rửa dao xay và lưới lọc, tốt nhất bạn nên dùng một chiếc bàn chải cọ sẽ tốt hơn là dùng miếng cọ bằng bọt biển. Dùng bàn chải chà xát thật kĩ các lưỡi dao cũng như gờ cạnh của lưới lọc cho đến khi sạch hẳn.

Nếu bạn không thể làm sạch lưới lọc bằng bàn chải, hãy thử ngâm nó vào hỗn hợp gồm 1 phần nước chanh và 9 phần nước. Hỗn hợp này sẽ giúp bạn làm sạch những bã xơ cứng đầu dính trên lưới lọc.

Dùng bàn chải rửa dao xay và lưới lọc

6. Phơi khô các bộ phận của máy

Sau khi đã rửa xong tất cả các bộ phận của máy, bạn tráng lại bằng nước nóng và lấy khăn lau khô hay để khô tự nhiên.

Để các bộ phận trên khăn khô cho ráo hết nước

7. Lau phần thân máy

Dùng một chiếc khăn ẩm mềm lau phía bên ngoài thân máy, tránh để nước làm ướt phần thân máy.

Dùng khăn mềm, ẩm bên ngoài thân máy

8. Lắp ráp và bảo quản

Cuối cùng, sau khi các bộ phận của máy đã được làm sạch và khô ráo, lắp các bộ phận của máy lại và cất vào nơi thoáng mát để máy được bảo quản tốt cho các lần sử dụng sau.

Lắp lại máy và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát

Một số lời khuyên và mẹo nhỏ hữu ích khi vệ sinh và bảo quản máy

- Nước ép và bã xơ có thể dễ dàng làm sạch bằng nước ấm. Tuy nhiên, khi để khô, chúng sẽ trở thành những vệt bẩn rất khó để làm sạch. Do đó, tốt nhất là bạn hãy rửa máy ép ngay sau khi sử dụng xong

- Một số bộ phận có thể rửa bằng nước tẩy nhưng một số khác lại không thể dùng các chất tẩy rửa để làm sạch được.

- Tuyệt đối không được ngâm hoặc rửa phần thân máy với nước vì đây là bộ phận có chứa động cơ của máy ép.

- Nếu bạn phải dùng máy ép trái cây nhiều lần trong một ngày, bạn sẽ chỉ cần rửa máy sau lần cuối cùng sử dụng. Giữa các lần sử dụng khác, bạn có thể rửa qua máy bằng nước sạch hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc các bộ phận lại và để trong tủ lạnh.

- Để dọn phần bã xơ nhanh chóng, bạn có thể lót túi nylon vào bình đựng bã trước khi sử dụng. Sau khi ép xong bạn chỉ cần nhấc bình ra và đem bỏ túi nylon có chứa bã.

Lót túi nylon vào bình đựng bã để dọn nhanh hơn sau khi ép

DienmayXANH.com

Theo VnExpress