nếu bạn đang băn khoăn không biết nên máy ép dầu lạnh hay nhiệt cho gia đình mình thì hãy tham khảo bài biết sau đây của chúng tôi để làm rõ sự khác biệt giữa 2 loại máy này nhé!

 Máy ép dầu nhiệt

Cấu tạo

Dòng máy này có cấu tạo đơn giản gồm trục ép, bộ phận gia nhiệt và mô tơ, cụ thể:

  • Trục ép dầu lạc: Được làm bằng inox 316 cao cấp với thiết kế dạng xoắn với nhiều rãnh xoắn giúp máy ép dầu phụng mà không bị kẹt. Ngoài ra, lòng ép được thiết kế dạng hình ống trụ gồm nhiều thanh kim loại, giữa các thanh kim loại được thiết kế nhiều khe hở làm nhiệm vụ dẫn dầu ra chảy ra ngoài.
  • Bộ phận gia nhiệt của máy ép dầu:  Đảm bảo quá trình tăng nhiệt và làm nóng nguyên liệu được diễn ra nhanh hơn.
  • Motor của máy ép tinh dầu: Mô tơ được quấn dây đồng nguyên chất giúp mô tơ hoạt động mạnh mẽ và bền hơn.
Máy ép dầu nhiệt

Nguyên lí hoạt động

Đối với các loại máy ép dầu nhiệt hiện nay đều sử dụng gia nhiệt để làm nóng và ép tách dầu trong buồng ép. Lượng nhiệt của gia nhiệt có thể điều chỉnh được dựa vào mức nhiệt độ bạn đặt. 

Ứng dụng

Hầu hết các loại nông sản như: lạc, đậu nành, óc chó, hạt gấc,… đều có thể dùng máy ép dầu nhiệt để ép.

Ứng dụng

Hiệu quả ép

Máy ép dầu nhiệt thông thường trước khi ép, sản phẩm cần được rang qua có độ chín nhất định khoảng 70-80%, đặc biệt là các loại máy ép dầu công nghiệp cần công suất lớn. Dầu sau khi ép từ máy có mùi thơm ngon, béo ngậy thích hợp sử dụng nấu ăn.

Hiệu quả ép

Ưu nhược điểm:

Ưu điểm:

  • Chất lượng dầu được đảm bảo và thời gian bảo quản lâu hơn do đã được làm chín.
  • Dầu có mùi thơm ngon, béo ngậy và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Dễ thực hiện, dễ làm, không yêu cầu kỹ thuật cao.
  • Mua máy ép dầu trục xoắn cũng rất rẻ. Hầu hết gia đình nào cũng sắm được.
  • Áp dụng được hầu hết các loại đậu, đỗ, hạt nông sản,..

 Nhược điểm:

  • Lượng nhiệt lớn có thể làm biến đổi chất hoặc phá vỡ cấu trúc của 1 vài loại chất béo. 
  • Làm dầu bị khét, khó chế biến và không tốt cho sức khỏe. 
  • Sau khi ép phải được lọc tinh nhiều lần mới dùng được. 

Máy ép dầu lạnh

Cấu tạo

Máy ép dầu lạnh thực chất là phiên bản nâng cấp của máy ép dầu nhiệt. Chúng có cấu tạo giống với máy ép dầu nhiệt, tuy nhiên có lắp thêm hệ thống mô tơ tự đảo trong phễu. 

 Máy ép dầu lạnh

Nguyên lí hoạt động

 Khi nguyên liệu được đưa vào phễu, mô tơ sẽ hoạt động, đảo đều để nguyên liệu xuống trục đều, từ từ, tránh được tình trạng tắc phễu nguyên liệu, hoạt động ổn định hơn

Ứng dụng

Máy có thể ép nhiều loại nông sản như: lạc, đậu nành, gấc,... Đặc biệt, đối với những ai có nhu cầu ép dầu dừa thì lựa chọn máy ép dầu lạnh là hợp lý nhất. Theo nghiên cứu, dầu dừa ép lạnh sẽ không bị mất đi các tinh chất của sản phẩm, hiệu quả mang lại cao hơn so với ép dầu dừa nóng.

Ứng dụng

Hiệu quả ép

Đối với máy ép dầu lạnh bà con không cần rang hạt mà có thể ép như bình thường. Ép lạnh có thể giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng có trong dầu. Không sợ chúng bị biến đổi thành chất có hại, đổi màu, đổi vị.

Hiệu quả ép

Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

  • Đơn giản dễ sử dụng, dễ thực hiện, không cần lọc tinh sau khi ép.
  • Ép nhanh chóng, chất lượng ổn định và giữ lại được toàn vẹn chất dinh dưỡng
  • Máy ép lạnh dầu dừa, gấc có giá đều rẻ, dễ sắm, dễ dùng, ứng dụng rộng rãi.
  • An toàn sức khỏe, không đổi màu, đổi vị. Dầu rất trong, sánh, đẹp, dễ kinh doanh.

Nhược điểm:

  • Bảo quản dầu ép khó khăn hơn do dầu không được làm chín.
  • Dầu chưa được làm chín nên không thể tùy tiện sử dụng.
  • Chỉ ép được những loại nông sản có tính hàn và không dùng để chế biến các món ăn sẵn như salad, món chiên,…

Tóm lại, cả máy ép dầu nhiệt và máy ép dầu lạnh đều có những ưu nhược điểm riêng, bạn nên tìm hiểu và cân nhắc thật kĩ nhu cầu sửi dụng của gia đình trước khi mua nhé!

 

Trên đây là thông tin về máy ép dầu nhiệt và máy ép dầu lạnh mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

Theo VnExpress