chắc hẳn ai cũng đã từng bị nấc và cảm thấy rất khó chịu vì triệu chứng này? chúng thường đến và đi bất thường, nhưng bạn có biết, một người mỹ tên là charles osborne (bang lowa) đã bắt đầu bị nấc cụt từ năm 1992 và cứ thế tiếp tục đến năm 1997? một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn chia tay ngay và luôn triệu chứng khó ưa này, cùng kiểm chứng thử khi có “dịp” nhé.

Thở - Dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi và hiệu quả gần như ngay tức thì khoảng 95%

Đơn giản chỉ là bạn hãy thở ra thật dài, sau đó chịu khó nín thở một lúc, sẽ hơi khó chịu nhưng cách này có thể chặn đứt cơn nấc cục của bạn ngay lập tức đấy.

Dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi

Ngậm đường cát

Một phương pháp khác cũng đơn giản và hiệu quả không kém đó là nuốt một thìa đường cát. Vị ngọt của đường có tác dụng lấy lại bình tĩnh, khống chế phản ứng dây thần kinh hoành, giúp bạn dừng nấc nhanh chóng. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cụt chỉ trong một vài giây.

Một thìa đường cát tác dụng cũng không kém

Nhét tai

Dùng hai ngón tay trỏ của nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút, sau đó uống vài ngụm nước lạnh. Hành động này kích thích hệ thần kinh và làm hết nấc cục. Cách làm này khá hiệu quả nhưng việc ấn tay phải hết sức nhẹ nhàng và không được đặt quá sâu vào trong tai.

Hoảng sợ đột ngột

Nhờ một ai đó đột ngột làm bạn hoảng sợ. Khi đột nhiên sợ hãi hoặc quá bất ngờ về điều gì, bạn có xu hướng để không khí tắc lại trong họng. Đây chính là lý do tại sao nó giúp bạn hết nấc. Tuy nhiên, điều quan trọng là người khác phải biết giúp bạn đúng lúc để bạn không biết và hết nấc một cách tự nhiên. Cách này chúng ta thường hay áp dụng với trẻ em.

Làm bé sợ đột ngột sẽ giúp bé hết nấc

Áp, ngậm đá lạnh

Ngậm 1 viên đá lạnh hoặc áp hai viên đá lạnh vào hai bên hầu. Chỉ cần hơn một phút, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả, sự co giật sẽ biến mất.

Áp hay ngậm đá lạnh cũng là một cách

Bên cạnh đó, việc ăn quá nhanh, ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nấc. Để khắc phục tình trạng nấc do hoạt động của dây thần kinh phế vị bị dừng lại, nên nhai thật kỹ thức ăn và nuốt từ từ để làm giảm lượng khí đi vào dạ dày.

Nếu cơn nấc xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài, bạn nên đi khám, vì đôi khi nấc là nấu hiệu của bệnh lý nào đó dẫn đến kích thích cơ hoành, chẳng hạn như bệnh màng phổi, viêm phổi, viêm gan, rối loạn dạ dày – thực quản… Bạn còn mẹo hay nào ngắt cơn nấc nhanh nữa không? Hãy chia sẻ cùng DienmayXANH.com nhé.

DienmayXANH.com

Theo VnExpress