chảo gốm, đá, có nhiều ưu điểm hơn so với các loại chảo khác nên ngày càng được sử dụng khá phổ biến. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem mẹo vệ sinh và cách bảo quản chảo gốm, đá đúng cách là như thế nào nhé!

Chảo được làm bằng đá, gốm, đang dần có xu hướng thay cho các loại chảo không dính truyền thống khác, dù chúng có giá thành nhỉnh hơn. Loại chảo này không những nhìn trông sang, hiện đại, mà còn giúp cho thức ăn được nấu chín đều và dường như ít chứa các hóa chất độc hại hơn so với những loại nồi chảo khác.

Lớp phủ không dính trên bề mặt lòng chảo gốm, đá rất dễ làm sạch và bảo quản, chỉ cần bạn biết cách là có thể kéo dài thời gian sử dụng loại chảo này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách vệ sinh và bảo quản chảo gốm, đá ra sao nhé!

Cách vệ sinh chảo gốm, đá

Cách vệ sinh loại chảo này với 5 mẹo như sau:

Mẹo 1: Rửa chảo bằng miếng bọt biển mềm

Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên để chảo nguội hẳn hoàn toàn trước khi rửa. Hãy sử dụng miếng bọt biển mềm (hoặc lưới rửa chén) cùng với nước ấm và ít xà phòng để làm sạch chảo gốm, đá.

Lưu ý:
  • Không sử dụng miếng rửa chén bằng len thép, nylon hoặc các vật dụng mài mòn, chất tẩy rửa mạnh khác khi làm sạch chảo gốm, vì chúng có thể làm hỏng lớp phủ chống dính.
  • Nên rửa chảo gốm bằng tay để kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
Rửa chảo bằng miếng bọt biển mềm

Mẹo 2: Ngâm nước nóng khoảng 30 phút để loại bỏ vết cháy trên chảo gốm

Ngâm nước nóng sẽ giúp chảo loại bỏ dễ dàng các vết cháy, và sau đó bạn chỉ cần làm sạch lại bằng miếng bọt biển cùng xà phòng.

Nếu vết cháy khó loại bỏ, bạn có thể thử thêm 1 cốc  (240 mL) giấm và 4 cốc (950 mL) nước vào chảo, bắt lên bếp vàđun sôi hỗn hợp ở nhiệt độ thấp. Hãy để khoảng 3 - 5 phút rồi bạn mới tắt bếp, để nguội và tiến hành lau sạch với miếng bọt biển hoặc lưới rửa chén.

Ngâm nước nóng khoảng 30 phút để loại bỏ vết cháy trên chảo gốm

Mẹo 3: Rửa chảo gốm dưới vòi nước ấm

Trước tiên, bạn hãy loại bỏ những thực phẩm còn bám trên chảo với xà phòng. Tiếp đó, rửa chảo gốm, đá, dưới vòi nước ấm để loại bỏ vết bẩn sót lại.

Rửa chảo gốm dưới vòi nước ấm

Mẹo 4: Dùng baking soda loại bỏ các vết bẩn cứng đầu

Loại bỏ thực phẩm và tráng chảo ướt, rồi mới rắc bột baking soda lên khu vực bị ố, vết cháy. Hãy để bột này thấm vào bề mặt chảo khoảng 15 - 20 phút, sau đó bạn mới dùng bàn chải lông mềm chuyển động trên mặt chảo để tác động lực loại bỏ vết bẩn.

Cuối cùng là rửa sạch chảo trong nước ấm và làm khô hoàn toàn.

Dùng baking soda loại bỏ các vết bẩn cứng đầu

Mẹo 5: Dùng khăn giấy (hoặc khăn rửa chén)

Bề mặt chảo gốm, đá rất dễ làm sạch vì có phủ lớp chống dính, nên bạn có thể dùng khăn giấy hoặc khăn rửa chén lau khô chảo, và rửa lại với xà phòng và nước sạch là được.

Cuối cùng là bạn có thể làm khô chảo bằng cách treo lên giá.

Dùng khăn giấy (hoặc khăn rửa chén)

Cách bảo quản chảo gốm, đá

Để kéo dài thời gian sử dụng các loại chảo gốm, đá, bạn có thể áp dụng cách bảo quản như sau:

Cách 1: Rửa chảo trong nước ấm, xà phòng trước khi mới mua về.  

Sau khi bạn lấy chảo ra khỏi bao bì, hãy rửa kỹ để loại bỏ tất cả bụi và hạt còn bám trên bề mặt chảo. Vì sản phẩm cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn và hóa chất trong quá trình sản xuất và vận chuyển, nên tốt nhất bạn hãy làm sạch chảo trước khi sử dụng chúng để nấu nướng trong lần đầu tiên.

Đừng quên, sử dụng khăn giấy (khăn rửa chén) sạch để lau khô chảo.

Rửa chảo trong nước ấm, xà phòng trước khi mới mua về.

Cách 2: Sử dụng dụng cụ nấu thích hợp để tránh làm hỏng chảo gốm.

Thìa làm bằng gỗ, silicone, nhựa, hoặc nylon, là những lựa chọn tốt để sử dụng để nấu ăn khi dùng chảo gốm, đá. Trái lại, dụng cụ nấu bằng kim loại có thể làm trầy lớp phủ và dẫn đến việc làm nóng và nấu nướng kém hiệu quả hơn.

Ngoài ra, dao cũng là nguyên nhân làm hỏng lớp phủ trên bề mặt gốm, đá, vì vậy bạn không bao giờ nên cắt thức ăn trong khi nó vẫn còn trong chảo.

Sử dụng dụng cụ nấu thích hợp để tránh làm hỏng chảo gốm

Cách 3: Sử dụng dầu hoặc bơ trong khi bạn đang nấu để bảo vệ chảo.

Việc dùng một lượng dầu hoặc bơ vừa đủ để tráng đều chảo, sẽ giúp cho thức ăn không bị dính trên bề mặt chảo, dẫn đến việc cháy sém, khét.

Lưu ý:
  • Không sử dụng loại thuốc xịt tránh bám dính trên bề mặt chảo, vì nó có thể dẫn đến sự tích tụ cặn thức ăn cũng như các thành phần khác được thêm vào, gây hư hỏng chảo.
  • Dầu ôliu Extra virgin cũng không nên được sử dụng trong nồi và chảo gốm. Vì dầu này không chịu được nhiệt cao và sẽ để lại một lớp carbon hóa trong chảo.
Sử dụng dầu hoặc bơ trong khi bạn đang nấu để bảo vệ chảo.

Cách 4: Chỉ sử dụng nhiệt độ thấp đến trung bình để nấu thực phẩm trên chảo gốm, đá.

Nhiệt độ cao có thể làm cho thức ăn bám dính trên bề mặt chảo, dẫn đến việc đổi màu và hư hỏng. Do đó, tốt nhất, bạn nên làm nóng dầu hoặc bơ ở nhiệt độ thấp và tăng nhiệt độ sau khi bạn thêm thực phẩm vào chảo.

Chỉ sử dụng nhiệt độ thấp đến trung bình để nấu thực phẩm trên chảo gốm, đá

Cách 5: Để chảo gốm nguội hoàn toàn trước khi rửa.

Thay đổi nhiệt độ, như đưa chảo nóng trực tiếp vào nước lạnh, có thể làm hỏng lớp phủ không dính và thậm chí có thể làm vỡ chảo.

Để chảo gốm nguội hoàn toàn trước khi rửa.

Cách 6: Bảo quản chảo gốm, đá cách xa các loại nồi, chảo chất liệu khác.

Sau khi làm sạch chảo gốm, đá, bạn nên bảo quản chúng ra xa các loại nồi, chảo khác. Thậm chí, cũng nên tránh việc chồng chảo gốm lên với nhau, vì cũng có thể gây trầy xước và làm hỏng lớp phủ.

  • Bạn nên lưu trữ dụng cụ nấu bằng gốm treo trên móc hoặc trên kệ.
  • Nếu bị giới hạn về không gian lưu trữ, bạn hãy thử đặt một chiếc khăn ăn, miếng vải nhỏ hoặc miếng bảo vệ nồi, giữa các chảo để tránh làm hỏng lớp phủ.
  • Tránh sử dụng chanh hoặc bất cứ thứ gì có tính axit để làm sạch chảo gốm, đá. Vì axit làm lớp phủ bị mòn nhanh hơn.
Bảo quản chảo gốm, đá cách xa các loại nồi, chảo chất liệu khác

Hy vọng, những bí quyết trên sẽ giúp bạn biết cách vệ sinh và bảo quản các loại chảo gốm, đá sao cho lâu bền nhất trong quá trình sử dụng. 

Theo VnExpress