Khi sử dụng những chiếc tủ lạnh đúng cách, không những tiết kiệm điện hiệu quả mà còn cải thiện được tuổi thọ rất đáng kể. Dưới đây là những để bạn bỏ túi giúp tủ lạnh nhà bạn luôn tiết kiệm điện cho gia đình.

1. Mở tủ lạnh

Không nên

Mở cửa tủ lạnh quá lâu. Một trong những sai lầm là mở cửa tủ lạnh quá lâu trước khi đóng. Đôi khi do quên hoặc do thói quen của người dùng khiến tủ lạnh dễ bị mất nhiệt, điều đó khiến cho điện năng nhà bạn sẽ tốn hơn.

Nếu dùng không đúng cách thì tủ lạnh nhà bạn thậm chí còn ngốn điện nhiều hơn cả điều hòa - Ảnh 2.

Nên

Mở tủ lạnh ở mức độ vừa phải, cố gắng mỗi lần mở lấy hết những thứ bạn cần lấy 1 lần.

2. Bảo quản thực phẩm

Không nên

Để chất kín thực phẩm trong tủ. Nhưng thói quen này lại làm bạn khó kiểm soát lượng thực phẩm mình có trong tủ và khiến các khay kệ dễ hỏng hóc. 

Quá nhiều thực phẩm trong tủ cũng khiến khí lạnh không được lưu thông, dẫn đến khả năng làm lạnh kém đi và tủ rất dễ bị quá tải. 

Nếu dùng không đúng cách thì tủ lạnh nhà bạn thậm chí còn ngốn điện nhiều hơn cả điều hòa - Ảnh 3.

Ngoài ra, khí lạnh không lưu thông cũng dẫn đến nhiệt phân bổ không đều nhau nên thực phẩm cũng dễ hỏng hơn khi tủ lạnh được thông thoáng.

Nên

Bạn nên để thực phẩm chứa vừa đầy trong tủ lạnh. Khi để thực phẩm chứa vừa đầy bên trong tủ lạnh, bạn vô tình làm cân bằng nhiệt độ bên trong tủ lạnh. Bởi vì thực phẩm lạnh sẽ tự làm lạnh qua lại cho nhau.

Nếu dùng không đúng cách thì tủ lạnh nhà bạn thậm chí còn ngốn điện nhiều hơn cả điều hòa - Ảnh 4.

Ngoài ra nếu trong tủ lạnh nhà bạn không chứa nhiều thực phẩm thì có thể đặt thêm những bình nước đá lạnh hoặc túi đá bên trong.

3. Vệ sinh tủ lạnh

Không nên

Để quá lâu mới vệ sinh tủ lạnh. 

Nên

Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, tốt nhất cứ 2-3 ngày một lần, nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. 

Nếu dùng không đúng cách thì tủ lạnh nhà bạn thậm chí còn ngốn điện nhiều hơn cả điều hòa - Ảnh 5.

Ngoài ra, bộ phận dàn ngưng – làm bằng kim loại và được lắp đặt phía sau tủ lạnh, có chức năng loại bỏ sức nóng từ máy nén cũng là một bộ phận quan trọng. Do đó, bạn cần vệ sinh dàn ngưng ít nhất 6 tháng/lần (hoặc 1 năm/lần), để tránh được bụi bẩn bám vào.

Dàn ngưng hoạt động tốt thì máy nén sẽ không làm việc quá vất vả để làm lạnh thực phẩm. Đồng thời, thực phẩm sẽ được bảo quản tốt hơn và tủ lạnh sẽ tiêu thụ điện năng ít hơn.

4. Nhiệt độ tủ lạnh

Không nên

Bạn không nên bỏ qua việc điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh mà cứ để nó tự động. Điều này sẽ khiến bạn tốn 1 cơ số điện không nhỏ. Bên trong tủ lạnh, nếu nhiệt độ quá ấm thì thực phẩm sẽ nhanh chóng mất độ tươi. Còn nếu nhiệt độ quá lạnh thì thực phẩm có thể bị hỏng.

Nếu dùng không đúng cách thì tủ lạnh nhà bạn thậm chí còn ngốn điện nhiều hơn cả điều hòa - Ảnh 6.

Nên

Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp với tình trạng thời tiết. Nếu trời nóng thì có thể giảm nhiệt độ tủ lạnh xuống và tăng nhiệt độ lên một chút khi thời tiết lạnh. Ở ngăn mát nhiệt độ nên đặt là từ mức nhiệt 1,7 – 5 độ C, với ngăn đá thì mức nhiệt độ phù hợp là từ -18 đến 0 độ C. Đối với ngăn thực phẩm tươi thì nhiệt độ thích hợp là từ 0 – 4 độ C.

5. Dung tích tủ lạnh

Không nên

Bạn không nên mua tủ lạnh quá to hoặc quá nhỏ so với nhu cầu dùng của gia đình. Vì cả 2 thứ đó đều làm tốn điện "mất kiểm soát"

Nên

Chọn tủ lạnh phù hợp với nhu cầu. Chẳng hạn, gia đình nhỏ (2 người) hay những cặp đôi mới cưới, không cần phải mua tủ lạnh đến 300 lít, mà chỉ cần chọn tủ lạnh có dung tích khoảng 90 – 150 lít là vừa.  

Theo Afamily