về quê vào dịp tết quả rất gian nan, khi phải vượt qua cả "biển người" để đến được nhà. đặc biệt sẽ càng khó hơn khi bạn chọn xe máy là phương tiện di chuyển. xem ngay những mẹo lưu ý khi đi xe máy về quê an toàn sau đây.

Kiểm tra xe trước khi khởi hành

Trước khi đi, bạn nên kiểm tra toàn diện chiếc xe của mình một cách kỹ lưỡng đặc biệt là thắng, nhớt, đĩa, xích, sên, đèn, kèn,... Vì cũng tương tự như ô tô, nhiều chi tiết trên xe máy có tuổi thọ nhất định, các bộ phận lỗi cần được phát hiện và sửa chữa kịp thời, giúp xe vận hành tốt hơn. 

Đây là công đoạn nhất định không thể bỏ qua, do nó liên quan rất nhiều đến việc bảo đảm an toàn cho bạn trong suốt chặng đường dài về quê. 

Kiểm tra xe trước khi khởi hành

Các bộ phận xe máy cần được chú ý bảo dưỡng trước khi về quê:

  • Thay dầu nhớt: Bạn nên thay nhớt cho xe theo định kỳ, khi xe chạy từ khoảng 2.000-3.000km/ lần. Ngoài ra, thay nhớt xe máy sau khi xe bị ngập nước là việc vô cùng cần thiết.
Thay nhớt định kỳ sau mỗi 2000-3000km
  • Thay dầu phanh và má phanh: Để giúp dầu phanh luôn hoạt động tốt thì bạn cần thay dầu phanh sau mỗi 15.000–20.000km. Má phanh khi sử dụng đã lâu mà không thay mới, trường hợp xấu nhất bạn sẽ phải thay luôn cả đĩa phanh.
Thay dầu phanh mà má phanh sau mỗi 15.000-20.000km
  • Bugi: Để xe luôn vận hành ở trạng thái tốt nhất thì bạn nên thường xuyên kiểm tra và thay thế định kỳ bugi 10.000 km/ lần.
 Thay thế định kỳ bugi 10.000 km/ lần
  • Dầu láp: Bạn cũng nên lưu ý thay dầu láp theo định kỳ, cứ 3 lần thay dầu máy thì nên thay dầu láp 1 lần để tránh làm giảm hiệu quả của hệ thống truyền động.
Cứ 3 lần thay dầu máy thì nên thay dầu láp 1 lần
  • Lọc gió: Lọc gió bẩn sẽ khiến xe của bạn chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu gây hao xăng. Nên tốt hơn hết là bạn hãy kiểm tra lọc gió theo định kỳ 10.000 km.
 Kiểm tra lọc gió theo định kỳ 10.000 km
  • Dây Cu-roa (Đối với xe tay ga): Là bộ phận truyền động chính của xe nên nếu dây quá mòn và bị đứt sẽ gây mất truyền động. Vì vậy, bạn cần phải tiến hành kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay khi dây có dấu xuống cấp.
Kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay khi dây có dấu xuống cấp
  • Nước làm mát (Đối với xe tay ga): Nếu xe mất quá nhiều nước mát sẽ khiến xe nóng máy, nghiêm trọng có thể vỡ lốc máy. Do đó bạn cũng nên kiểm tra nước làm mát cho xe, định kỳ khoảng 10.000 km/lần, đặc biệt sau những chuyến đi dài, đèo dốc.
Kiểm tra nước làm mát cho xe, định kỳ khoảng 10.000 km/lần
  • Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra các bộ phận như lốp xe, ruột xe, với xe số thì bạn nên để ý thêm sên, nhông, dĩa,… và cũng nên kiểm tra các đèn chiếu sáng, đèn xi nhan cũng như trang bị đủ 2 gương chiếu hậu để đảm bảo tầm quan sát.
Các bộ phận xe máy cần được chú ý bảo dưỡng
Lưu ý: Bạn nên bảo dưỡng định kỳ mỗi 4 tháng/lần tại hãng để đảm bảo an toàn cho mình khi chạy xe và tránh xe bị hư hỏng lặt vặt.

Kiểm tra các giấy tờ quan trọng

Trước khi khởi hành bạn nên chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ liên quan đến việc đi xe máy để không bị phạt nếu có kiểm tra nhé.

  • Giấy chứng minh nhân dân: Đây là giấy tờ quan trọng nhất không thể thiếu mỗi khi bạn tham gia giao thông, kể cả đi bộ, đi xe máy hay đi xe ô tô,... Mang theo giấy chứng minh nhân dân sẽ giúp bạn chứng minh được độ tuổi của mình là hợp pháp khi điều khiển xe máy.
Chứng minh nhân dân là giấy tờ quan trọng không thể thiếu khi tham gia giao thông
  • Cà vẹt xe (hay còn gọi là giấy đăng kí xe): Giấy đăng ký xe giúp bạn chứng minh được xe mà bạn đang chạy là xe chính chủ. Không mang theo giấy đăng kí xe nếu bị kiểm tra thì lỗi phạt là 200.000đ đến 400.000đ.
Giấy đăng ký xe giúp bạn chứng minh được xe mà bạn đang chạy là xe chính chủ
  • Giấy phép lái xe hạng A1: Đây chính là giấy tờ xác nhận bạn có quyền điều khiển xe máy có dung tích xi lanh dưới 150 phân khối. Khi tham gia giao thông nếu không mang bằng lái thì mức phạt của bạn là 80.000 đến 120.000đ. 
Giấy phép lái xe A1 xác nhận bạn có quyền điều khiển xe máy có dung tích xi lanh dưới 150 phân khối
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy: Đây cũng là một loại giấy tờ bắt buộc bạn phải có để đăng kí tham gia lưu thông trên đường. Trước khi đi xa bạn nên kiểm tra xem bảo hiểm còn hạn sử dụng hay không? Nếu hết thì nên mua bảo hiểm mới (thời gian hợp lệ của bảo hiểm chỉ trong vòng 1 năm).
Giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy có thời hạn 1 năm

Xếp hành lý gọn gàng

Những ngày cận Tết, lượng xe cộ lưu thông ngày càng đông đúc hơn do người người nhà nhà về quê, đi mua sắm tết,... Vì thế khi di chuyển bằng xe máy bạn nên mang những hành lý gọn, nhẹ nhàng, dễ di chuyển

Không chở theo hành lý cồng kềnh, dễ va quẹt vào người đi đường. Những đồ vật nặng, to, khó điều khiển bạn nên gửi bằng xe khách, tàu hỏa về quê.

Đem theo hành lý gọn, nhẹ nhàng, dễ di chuyển

Trang bị đồ bảo hộ, dụng cụ sửa chữa xe

Hành trình về quê luôn là chặng đường dài, khi bạn phải đi qua nhiều cung đường với điều kiện giao thông, địa lý và thời tiết khác nhau. Vì vậy việc trang bị cho mình trang phục bảo hộ và dụng cụ sửa chữa xe cơ bản là một việc làm quan trọng cần được thực hiện.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên tự trang bị cho mình các đồ bảo bộ chuyên dụng như: 

  • Mũ bảo hiểm có rất nhiều loại như:Nửa đầu, 3/4 đầu, cả đầu, lưỡi trai, có kính chắn gió, loại bao cả hàm (full face). Có công dụng bảo vệ phần quan trọng nhất của cơ thể nên mũ bảo hiểm mà bạn chọn phải ưu tiên chất lượng tốt.
Ưu tiên chọn mũ bảo hiểm có chất lượng tốt
  • Áo bảo hộ khi đi xe máy: Gồm có áo giáp bảo hộ và áo khoác bảo hộ.
Áo bảo hộ gồm áo giáp bảo hộ và áo khoác bảo hộ
  • Kính bảo hộ: Có công dụng bảo vệ đôi mắt khỏi gió, bụi, côn trùng bay vào mắt, chống nắng chói và tia UV giúp bạn quan sát đường xá, xe cộ tốt hơn.
Kính bảo hộ có công dụng bảo vệ đôi mắt khỏi bụi, gió, tia UV,..
  • Quần jean chất liệu dày và giày: Hạn chế trầy xước khi bị va chạm.
Quần jean và giày giúp hạn chế trầy xước khi bị va chạm
  • Ốp bảo hộ tay, chân: Bảo vệ tối đa và toàn diện cho cánh tay, khuỷu tay, ống chân, bắp chân và đầu gối của bạn khi có va chạm xảy ra. 
Ốp bảo hộ tay, chân
  • Găng tay: Với những gù bảo vệ khớp ngón tay, mu bàn tay ở mặt trên; mặt trong làm từ chất liệu có độ ma sát cao, khả năng bám tốt, sẽ giúp bạn điều khiển xe thật thoải mái, an toàn.
Găng tay giúp bảo vệ các khớp ngón tay và lái xe thoải mái hơn

Thêm vào đó, bạn phải trang bị dụng cụ sửa chữa xe cơ bản (thường được nhà sản xuất trang bị sẵn trên xe) phòng sự cố xe bị hư hỏng trên đường về. Bởi không phải lúc nào cũng có sẵn các trạm dịch vụ sửa chữa xe cho bạn trong suốt hành trình dài như vậy.

 Trang bị dụng cụ sửa chữa xe cơ bản

Tuân thủ nghiêm ngặt luật giao thông

Khi tham gia giao thông bạn nên trang bị kiến thức cần thiết về luật an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là luật về đi xe gắn máy, để bảo vệ an toàn cho mình và người khác.

Tuân thủ nghiệm ngặt luật giao thông

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc giao thông đường bộ; chú ý đến các biển báo, chỉ dẫn, đèn giao thông; nắm rõ những điều cấm khi đi xe mô tô, xe gắn máy; giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước; chuyển hướng an toàn tại giao lộ và vượt xe an toàn, không phóng nhanh, vượt ẩu, đi đúng làn đường quy định... 

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không được vừa lái xe vừa nghe điện thoại, việc này rất nguy hiểm mà còn vi phạm luật giao thông. Nếu quá cấp thiết, bạn nên giảm tốc độ, từ từ tấp sang lề bên tay phải, dừng xe rồi mới nghe điện thoại. 
  • Không được đeo hay sử dụng tai nghe khi lái xe lưu thông trên đường.
  • Không được nghe hoặc sử dụng điện thoại tại các trạm xăng dầu hay gần đó.
  • Không uống rượu bia khi tham gia giao thông.

Sắp xếp lịch trình hợp lí

Một điều cũng rất quan trọng đó là phân bổ thời gian lịch trình về quê một cách đúng đắn. Vì chặng đường về quê rất dài nên bạn cần phải có kế hoạch cụ thể việc đi và nghỉ ngơi.

Sắp xếp lịch trình hợp lí

Bạn phải tính toán sao cho giờ khởi hành phải hợp lý, tránh trường hợp gấp gáp gây mất an toàn.

Thời điểm xuất phát tránh nên tránh những giờ nắng nóng hay mưa quá to, lý tưởng nhất là xuất phát là buổi sáng. Những cung đường vắng đi theo đoàn để có thể hỗ trợ nhau những lúc gặp sự cố

Cứ mỗi 60-100km hoặc khi có dấu hiệu buồn ngủ bạn nên tấp vào quán nước ven đường nghỉ ngơi từ 15-20 phút rồi mới tiếp tục di chuyển để cơ thể bạn và xe kịp hồi phục. Những bạn tay lái yếu nên đi giữa đoàn xe, không nên dẫn đầu.

Sắp xếp lịch trình hợp lí

Trên đây là những lưu ý khi đi xe máy về quê ăn Tết đảm bảo an toàn. chúng tôi mong rằng sau khi đọc qua bài viết bạn sẽ tích lũy cho mình được nhiều kinh nghiệm khi đi xe máy đường dài. An toàn khi tham gia giao thông là trên hết các bạn nhé!

Theo VnExpress