Cụ thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) sẽ được sử dụng miễn phí nền tảng Tanca.io trong 6 tháng với chi phí hỗ trợ trung bình trên 10 triệu đồng và VPBank hỗ trợ hàng loạt ưu đãi giúp tiết kiệm ngân sách trung bình hơn 80.000.000 VNĐ/năm, bao gồm miễn phí hóa đơn điện tử, miễn phí giao dịch online…

Công ty CP Ứng dụng di động Xanh (Tanca) vừa phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) thực hiện chương trình: miễn phí sử dụng phần mềm 6 tháng, miễn phí hóa đơn điện tử, miễn phí giao dịch online, ưu đãi vay cho nhân viên, tư vấn chuyển đổi số... Chương trình áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19.

Cụ thể, khách hàng sẽ được sử dụng miễn phí nền tảng Tanca.io trong 6 tháng với chi phí hỗ trợ trung bình trên 10 triệu đồng và VPBank hỗ trợ hàng loạt ưu đãi giúp tiết kiệm ngân sách trung bình hơn 80 triệu đồng/năm.

Các ưu đãi từ VPBank sẽ đi kèm gói dịch vụ chi lương doanh nghiệp bao gồm: miễn phí mở tài khoản và tặng tài khoản số đẹp trị giá 5 triệu đồng, miễn phí 100% hóa đơn điện tử năm đầu và hỗ trợ 60% năm thứ 2, miễn phí trọn đời chuyển khoản online, sms banking, voucher mua sắm 5 triệu đồng hay tiếp sức quỹ lương đến 500 triệu đồng.

Ngoài ra, VPBank còn có ưu đãi dành cho nhân viên, bao gồm miễn phí chuyển khoản liên ngân hàng, phí rút tiền ATM, hỗ trợ vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn mức công bố 2%.

Startup Tanca phối hợp cùng VPBank hỗ trợ SMEs miễn phí sử dụng phần mềm 6 tháng và các chi phí khác - Ảnh 1.
Phần mềm Tanca.io

Ông Trần Viết Quân - Founder Tanca.io, cho biết: "6 tháng qua, nền tảng Tanca.io vẫn tăng trưởng trên 40% nhờ các doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm nhiều hơn các giải pháp hiện đại hóa hoạt động quản trị của mình. Tuy nhiên, đa phần các khách hàng tìm đến Tanca.io đều là khách hàng lớn trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ lại ít quan tâm nhiều về việc ứng dụng các công nghệ mới vào quản trị doanh nghiệp.

Thông qua chương trình, Tanca mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn cho các khách hàng vừa và nhỏ (SMEs) ứng dụng các tiến bộ của công nghệ mới với chi phí phù hợp, tăng hiệu quả điều hành doanh nghiệp để cùng nhau đối phó với các thách thức của Covid-19. Không chỉ hỗ trợ về mặt tư vấn, công nghệ Tanca và VPBank hợp tác để đưa ra 1 loạt các ưu đãi hỗ trợ về vốn và chính sách cho nhân viên của các công ty".

Đại diện VPBank cũng chia sẻ thêm: "Nhóm doanh nghiệp SME đang chịu ảnh hưởng rất lớn trước tác động của dịch bệnh, việc ngân hàng đưa ra giải pháp về vốn là chưa đủ. Chương trình hợp tác VPBank - Tanca còn là sự chia sẻ gánh nặng, tiếp sức khách hàng trong quản lý, vận hành vốn là những khâu trọng yếu mang tính sống còn. Đồng thời, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng triển khai số hóa, qua đó mở ra nhiều cơ hội vượt khó và hội nhập vào nền kinh tế 4.0 thuận lợi hơn".

Trước đó, theo kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 4 vừa qua cho thấy: khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Thị trường, nguồn thu, dòng tiền là những khó khăn chính mà các doanh nghiệp gặp phải.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng các công nghệ mới để chuyển đổi cách thức vận hành doanh nghiệp của mình.

Tanca.io là nền tảng quản lý nhân sự trên đám mây (cloud) thông qua Web và ứng dụng di động. Điểm nổi bật của nền tảng này là hệ thống chấm công trực tuyến thông qua ứng dụng di động và camera AI. Theo đó, nhân viên có thể sử dụng điện thoại của mình để chấm công định vị vị trí hoặc thông qua hệ thống camera để nhận diện khuôn mặt bằng AI một cách tự động.

Công nghệ này được áp dụng cho các mô hình như chuỗi bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các doanh nghiệp cần quản lý nhân viên bên ngoài như phân phối, bất động sản, xây dựng… Ngoài ra Tanca còn có hệ thống tính lương tự động, quy trình nội bộ và duyệt đa cấp, giao việc và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên… Phần mềm này giúp giảm 70% khối lượng công việc của bộ phận nhân sự, số hóa 90% giấy tờ và tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.

Theo CafeBiz