một số chị em nội trợ có thói quen sử dụng đậu, hạt ngũ cốc trong chế biến món ăn mà không biết vì sao chúng cần phải ngâm trước khi sử dụng. cùng chúng tôi vào bếp và tìm hiểu lợi ích và mẹo ngâm đậu, hạt ngũ cốc trước khi chế biến nhé!

Lí do nên ngâm đậu, hạt ngũ cốc trước khi chế biến

Việc ngâm đậu, hạt ngũ cốc trước khi chế biến mang lại các tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:

  • Loại bỏ hoặc làm giảm acid phytic.
  • Loại bỏ hoặc giảm tannin.
  • Trung hòa các chất ức chế enzyme.
  • Khuyến khích sản xuất các enzym có lợi.
  • Tăng lượng vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.
  • Phá vỡ gluten và làm cho tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Làm cho các protein sẵn sàng cho sự hấp thụ.
  • Ngăn chặn sự thiếu hụt khoáng chất.
  • Trung hòa các chất độc trong ruột kết giữ sạch đại tràng.
  • Ngăn ngừa bệnh và cải thiện sức khỏe.
Lí do nên ngâm đậu, hạt ngũ cốc trước khi chế biến

 Lợi ích rõ rệt của việc ngâm đậu

Việc ngâm đậu trước khi chế biến sẽ giảm thiểu hàm lượng phytic acid chất ức chế enzyme giúp giá trị dinh dưỡng của hạt được gia tăng. Ngoài ra, khi ngâm các hạt đậu, chúng sẽ trở nên mềm hơn, khiến quá trình chế biến cũng như tiêu hóa của người dùng dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, việc này cũng giúp cải thiện hương vị món ăn, làm món ăn ngon hơn, ví dụ sữa hạt ngon hơn và mịn hơn, đậu gà nhanh chín và bùi hơn,...

Lợi ích rõ rệt của việc ngâm đậu

 Mẹo ngâm đậu nhanh chóng, không mất nhiều thời gian

Bạn nên ngâm với nước sạch, muối và có thể thêm chút gì đó có tính axit như nước chanh hoặc giấm, việc này sẽ kích thích phân rã phytic acid nhiều hơn.

Mẹo ngâm đậu nhanh chóng, không mất nhiều thời gian

Bạn cũng có thể cho một ít lá rong biển dưới đáy nồi với tỉ lệ: 1 rong biển – 6 đậu hoặc hơn. Việc này làm tăng hương vị, tốt tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn, và nấu nhanh hơn. 

Lưu ý, bạn phải ngâm 1 phần đậu trong 4 phần nước trong 12 giờ hoặc qua đêm. Để có kết quả tốt nhất, nên thay nước 1 - 2 lần trong quá trình ngâm. Có thể để hạt ngâm trong ngăn mát của tủ lạnh nếu ngâm qua đêm hoặc thời gian lâu.

 Thời gian ngâm của từng loại đậu, hạt ngũ cốc

Tỷ lệ nước khi ngâm hạt là 3:1 (3 hạt : 1 nước) để hạt luôn ngập trong nước và chú ý thay nước 2, 3 lần để trừ khuẩn hại.

Thời gian ngâm tuỳ thuộc vào từng loại hạt có thể từ 30 phút đến 24 tiếng,và theo từng mùa, thời tiết nóng lạnh mà thời gian ngâm ngắn hay dài.

Cụ thể, thời gian ngâm của từng loại đậu, hạt ngũ cốc như sau:

  • Đậu nành: 8 – 10 giờ
  • Đậu xanh: 6 – 8 giờ      
  • Đậu đen: 2 – 4 giờ           
  • Đậu đỏ: 6 – 8 giờ
  • Đậu trắng: 4 – 5 giờ
  • Đậu lăng: 6 – 8 giờ
  • Mè (vừng): 6 – 8 giờ
  • Quinoa: 1 – 2 giờ                                                 
  • Hạt kê: 6 – 8 giờ
  • Quả óc chó: 3 -4 giờ
  • Hạnh nhân: 8 -12 giờ
  • Lúa mì: 5 – 7 giờ
  • Gạo lứt: 12 – 24 giờ
Thời gian ngâm của từng loại đậu, hạt ngũ cốc

 Một số loại đậu, hạt ngũ cốc thường dùng để làm sữa

Dưới đây là những loại hạt thông dụng nhất. Lưu ý, bạn nên chọn hạt còn sống hoặc chỉ sấy khô sẽ cho hương vị sữa thơm ngon và nhiều dưỡng chất nhất. 

  • Nhân hạt óc chó, nhân hạt mắc ca (macadamia), nhân hạnh nhân 
  • Diêm mạch (quinoa) 
  • Yến mạch
  • Mè đen 
  • Hạt điều, hạt dẻ cười, hạt chia, hạt hồ đào, hạt chà là, hạt kê, hạt ngô, hạt sen, hạt bí 
  • Gạo lứt, nếp cẩm 
  • Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu gà, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phộng, dừa
  • Khoai lang, bí đỏ 
các loại sữa hạt

Trên đây là thông tin về cách ngâm đậu, hạt ngũ cốc trước khi chế biến mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

Theo VnExpress