nhiều thông tin trên mạng đang truyền tai nhau về tác dụng tuyệt vời của việc tắm nước nóng có thể tiêu diệt covid-19. nhưng thực hư thông tin này là gì? bài viết dưới đây sẽ là rõ đến bạn những công dụng này và đưa ra lưu ý khi tắm nước nóng trong mùa dịch.

Tắm nước nóng có diệt COVID – 19 không?

Việc tắm nước nóng rõ ràng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định, tắm nước nóng sẽ không giúp bạn ngăn ngừa COVID- 19.

Tắm nước nóng không có khả năng phòng dịch Covid-19

Tổ chức này cho biết, nhiệt độ cơ thể của người bình thường luôn duy trì trong khoảng 36,5°C đến 37°C, bất kể nhiệt độ bên ngoài. Bất kể nhiệt độ trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen của bạn là bao nhiêu, cơ thể của bạn vẫn duy trì nhiệt độ đó trước, trong và sau khi tắm.

Ngược lại, tắm nước cực nóng còn gây hại, thậm chí khiến bạn bị bỏng. Cách thức hữu hiệu được khuyên để phòng dịch COVID-19 đúng cách đó là thường xuyên làm sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc nước rửa tay khô có cồn

Thay vào đó, hãy rửa tay thường xuyên

Bên cạnh đó, kết hợp đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế đến những nơi đông người, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để tạo sức đề kháng cho cơ thể. 

Tác hại của tắm nước nóng sai cách

Tắm nước nóng giúp phát huy một vài công dụng nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, điều này còn gây tác dụng ngược và đem đến nhiều nguy cơ như:

Làm giảm khả năng sinh sản

Ở một vài nghiên cứu mới đây nhất, nam giới lạm dụng tắm nước nóng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi nước nóng gây ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng tinh trùng. Bởi tinh trùng rất khó tồn tại trong môi trường có nhiệt độ cao, do vậy khi tắm nước nóng sẽ khiến chúng chết đi.

Giảm khả năng sinh sản

Tắm nước nóng gây ngừng tim

Một số nghiên cứu khác cho thấy vào thời tiết cực lạnh nếu tắm bằng nước nóng có thể gây nguy hiểm cho tim và làm gia tăng nguy cơ bị ngừng tim.

Có thể gây ngừng tim

Tắm nước nóng làm giảm khả năng miễn dịch

Những người tắm nước lạnh sẽ có khả năng miễn dịch tốt hơn. Nhất là trong trường hợp say rượu, bia mà tắm nước nóng thì cực kỳ nguy hiểm. Một số chất có trong rượu, bia có thể làm thay đổi nhịp tim và huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Giảm khả năng miễn dịch

Tắm nước nóng khiến tim đập nhanh

Thêm vào đó, nước nóng có khả năng ảnh hưởng đột ngột trong huyết áp. Nhiệt độ có khả năng gây giãn mạch, do vậy trái tim đòi hỏi phải làm việc nhiều hơn để giúp lưu thông máu trong cơ thể. Điều này rất có ảnh hưởng cho những người gặp vấn đề về tim mạch.

Tim đập nhanh

Tắm nước nóng gây buồn nôn

Với những thay đổi trong hệ tuần hoàn, một số người khi tắm nước nóng lâu lại gặp phải hiện tượng buồn nôn. Đây cũng chính là lý do mà bạn không nên tắm nước nóng sau khi ăn.

Một vài nghiên cứu Mỹ cho thấy, phụ nữ mang thai tắm nước nóng quá lâu thì có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi. Nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi tắm ở nhiệt độ trên 38 độ C làm gia tăng nguy cơ bị khuyết tật ống thai nhi và gây nên tình trạng mất nước, ngăn cản quá trình vận chuyển oxy đến tế bào.

Lưu ý khi tắm nước nóng để đảm bảo sức khỏe

- Không tắm quá lâu: Tắm lâu dưới nước nóng gây nghẽn lỗ chân lông, làm tăng nguy cơ dị ứng nhất là với những người da đã khô và có cơ địa bệnh chàm. Điều này còn ảnh hưởng không tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi.

Bên cạnh đó, làn da khi đã bị tổn thương càng dễ bị ảnh hưởng bởi tia cực tím khi ra ngoài trời, vì vậy chỉ nên tắm nước nóng tối đa 15 phút hoặc ít hơn. Phụ nữ mang thai không nên ngâm mình quá 10 phút trong bồn tắm nước nóng.

Lưu ý khi tắm nước nóng

- Tắm lạnh lại sau khi tắm nước nóng: nên tắm lại bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông, săn chắc da hơn và giúp ngăn ngừa mụn trứng cá. 

- Không tắm với nước quá nóng: Nước nhiệt độ cao khiến phá vỡ cấu trúc bề mặt da, giãn lỗ chân lông và gây ra tình trạng khô ơ da. Vì vậy bạn cần kết hợp cùng thêm kem dưỡng ẩm, nước hoa hồng để giữ làn da của bạn tránh hiện tượng khô ráp. Phụ nữ mang thai không nên tắm nước nóng nhiệt độ trên 39 độ C.

Trên đây là bài viết phân tích tắm nước nóng có diệt COVID – 19 hay không? Lưu ý khi tắm nước nóng trong mùa dịch. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn có thê phát huy những công dụng của tắm nước nóng và tắm đúng cách hơn nhé!

Theo VnExpress