Kiến trúc nhà được neo, giằng, liền khối đủ sức bền để có thể “sống tốt” cùng thiên tai, vượt được mực nước lũ cao 1,5m.

Được biết, chủ trì công trình là hai kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà và Trần Ngọc Phương, cựu sinh viên K97 Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Công trình nhà ở xuất sắc không chỉ ở thiết kế độc đáo, mà còn ở tính ứng phó trực tiếp những hiện tượng tự nhiên và thay đổi tại Việt Nam.

Không gian nhà tre rộng 44m² đầy đủ công năng cần thiết cho một gia đình nhỏ, gồm phòng khách, bếp, khu vệ sinh, giặt phơi, phòng học, không gian thờ tự và nơi ngủ. 

Hệ thống bể lọc, xử lý nước bên dưới nền nhà để tận dụng nguồn nước mưa và tái sử dụng nước sinh hoạt, cung cấp nước sạch để dùng khi ngập lụt.

;lakf;lk - Ảnh 1.
Ngôi nhà sử dụng những hàng tre được bó chặt để xây dựng các bức tường, sàn nhà và mái nhà cùng với các nguyên liệu khác bổ sung cho kết cấu là phên tre, ván sợi và lá dừa.

Theo kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà, đại diện nhóm thiết kế cho biết: “Việt Nam là nước phải chịu nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Ngôi nhà tre này chính là một giải pháp về chỗ ở (house) và tổ ấm (home) cho nhiều triệu đồng bào Việt Nam đang phải vật lộn hàng năm chống đỡ với thiên tai”.

;lakf;lk - Ảnh 2.
Được xây dựng theo mô hình của nhà sàn, ngôi nhà có cầu thang gỗ dẫn đến các sàn nhỏ xung quanh nơi ở. Khu vực bên dưới có thể được sử dụng để nuôi thực vật và động vật, nhưng sẽ cho phép nước chảy qua trong trường hợp có lũ lụt.

Từ những thanh tre được mô-đun hóa, đường kính khoảng 8-10cm và 4-5cm, dài 3,3m và 6,6m. Từng ngôi nhà được lắp dựng theo cách đơn giản như sử dụng chốt, buộc, treo, gác…. Kiến trúc nhà được neo, giằng, liền khối đủ sức bền để có thể “sống tốt” cùng thiên tai, vượt được mực nước lũ cao 1,5m.

Hệ khung nhà được đóng cố định bằng tre, đường kính 8-10cm. Đặc biệt, người dân còn có thể tự làm được một công trình tương tự nhà tre này trong vòng 25 ngày với chi phí vật liệu chỉ 2.500 USD (tương đương 58 triệu đồng).

;lakf;lk - Ảnh 3.
Các cánh cửa được thiết kế mở ra bên ngoài để thông gió, ngoài ra các phần của mái có thể mở hoặc đóng hoàn toàn, tùy thuộc vào thời tiết.
Bên trong, khu vực sinh hoạt và ngủ nghỉ chiếm diện tích lớn. Có không gian gác mái có thể được sử dụng để học tập, làm việc. Cấu trúc ngôi nhà có thể được lắp ráp chỉ trong 25 ngày và điều chỉnh để phù hợp với khí hậu và địa điểm khác nhau của từng địa phương.
Bên trong, khu vực sinh hoạt và ngủ nghỉ chiếm diện tích lớn. Có không gian gác mái có thể được sử dụng để học tập, làm việc. Cấu trúc ngôi nhà có thể được lắp ráp chỉ trong 25 ngày và điều chỉnh để phù hợp với khí hậu và địa điểm khác nhau của từng địa phương.

Bên trong, khu vực sinh hoạt và ngủ nghỉ chiếm diện tích lớn. Có không gian gác mái có thể được sử dụng để học tập, làm việc. Cấu trúc ngôi nhà có thể được lắp ráp chỉ trong 25 ngày và điều chỉnh để phù hợp với khí hậu và địa điểm khác nhau của từng địa phương.

;lakf;lk - Ảnh 5.
Nó đã được thiết kế như một ngôi nhà, nhưng cũng có thể được sử dụng như một lớp học, cơ sở y tế hoặc trung tâm cộng đồng khi có thiên tai, lũ lụt xảy ra.
Vào ban đêm, ánh sáng chiếu qua vách trống của ngôi nhà vào không gian bên trong.
Vào ban đêm, ánh sáng chiếu qua vách trống của ngôi nhà vào không gian bên trong.

Vào ban đêm, ánh sáng chiếu qua vách trống của ngôi nhà vào không gian bên trong.

;lakf;lk - Ảnh 7.
Tổng chi phí vật liệu chỉ 2500 USD (58 triệu đồng).
Sơ đồ mặt bằng và các mặt cắt của ngôi nhà.
Sơ đồ mặt bằng và các mặt cắt của ngôi nhà.
Sơ đồ mặt bằng và các mặt cắt của ngôi nhà.

Sơ đồ mặt bằng và các mặt cắt của ngôi nhà.

Nhà tre được nhiều người đánh giá cao vì có thể xây dựng nhanh gọn, giá thành phù hợp với những người mất nhà do thiên tai.

Cùng ngắm thêm một vài hình ảnh khác của ngôi nhà chống lũ được thực hiện bởi hai kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà và Trần Ngọc Phương, cựu sinh viên K97 Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội:

 Theo dezeen

Theo Afamily