hiện nay, lò vi sóng đã trở thành phương tiện nấu nướng, hâm nóng thức ăn rất tiện lợi trong nhà bếp của nhiều gia đình. tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết thời gian làm nóng thức ăn phù hợp để đồ ăn không bị biến chất gây hại sức khỏe. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tại sao phải hâm nóng thức ăn trước khi ăn

Điều hiển nhiên là mọi người thường bảo nên hâm nóng thức ăn khi nó nguội hoặc sau khi được bảo quản từ tủ lạnh, trước khi sử dụng. Đó là một điều cần thiết, vì:

  • Khi bạn ăn nóng thì rất có lợi cho sức khỏe, chất dinh dưỡng trong món ăn được đảm bảo.
  • Những vi khuẩn có hại sẽ được triệt tiêu khi đồ ăn được hâm nóng. 
  • Cảm thấy ngon miệng hơn khu dùng món ăn có độ giòn, nóng.
Tại sao phải hâm nóng thức ăn trước khi ăn

Vì sao lựa chọn lò vi sóng để hâm nóng thức ăn

Dù thức ăn để nguội ở ngoài hay bảo quản trong tủ lạnh thì đều có chiều hướng biến chất, mất đi độ ngon nhất định của nó. Lựa chọn lò vi sóng để hâm nóng thức ăn thay vì chọn các cách thông thường là vì cơ chế làm nóng của lò vi sóng giúp sinh nhiệt từ bên trong thực phẩm và làm nóng từ trong ra ngoài, chất lượng thực phẩm không bị ảnh hưởng, cũng không gây nguy cơ nhiễm sóng.

Vì sao lựa chọn lò vi sóng để hâm nóng thức ăn

Thời gian và nhiệt độ lý tưởng hâm nóng đồ ăn bằng lò vi sóng

Món bánh

Các loại bánh được chế biến dùng ngay thường không ngon khi để nguội như pizza, bánh mì, bánh bông lan,... Vì vậy, phải làm nóng món ăn để người dùng ăn ngon miệng hơn và thời gian hâm nóng phải phù hợp.

Bọc giấy nhôm hoặc giấy bạc chuyên dùng cho thực phẩm và bỏ vào lò vi sóng, chỉnh chức năng hâm trong 3 - 5 phút, nhiệt độ tùy vào loại bánh như bánh pizza thì không quá 200 độ C. Bạn sẽ có ngay những món bánh như mới ra lò.

Món bánh

Món canh, súp

Các gia đình Việt thường nấu dư đồ ăn để sử dụng cho bữa ăn kế tiếp và bảo quản thức ăn dư đó trong tủ lạnh. Khi sử dụng thì sẽ hâm nóng, nhưng đối với các món nước như canh hoặc súp thì bạn nên hâm nóng bằng lò vi sóng, chất dinh dưỡng sẽ được tối ưu hơn và độ ngon món ăn vẫn còn.

Bạn cho canh, súp vào tô ( không dùng tô bằng kim loại), sau đó cho vào lò vi sóng để ở nhiệt khoảng 100 độ C khoảng 4 phút. Không nên hâm quá lâu, nước sẽ bay hơi làm món ăn trở nên mặn.

Món canh, súp

Cơm, xôi

Cách hâm nóng và nhiệt độ như hâm nóng canh, trước khi bỏ vào lò vi sóng, xôi bằng lò vi sóng nên cho thêm đá viên trên mặt cơm hoặc xôi để nó dẻo xốp và không bị khô. Cơm hay xôi được hâm nóng bằng lò vi sóng sẽ không bị cháy, rất dẻo và thơm ngon.

Cơm, xôi

Đồ nướng

Đồ nướng được hâm nóng thông thường là thịt - cá hoặc rau củ, mỗi loại sẽ có cách hâm nóng bằng lò vi sóng khác nhau.

  • Đối với thịt - cá nướng: Bạn nên quét một lớp mỏng dầu xung quanh món rồi cho vào đĩa thủy tinh chịu nhiệt cao cho vào lò. Bật chế độ nướng hoặc hâm ở nhiệt độ không quá 120 độ C và thời gian khoảng 5 - 10 phút ( nhưng cũng tùy vào kích cỡ của thịt mà điều chỉnh thời gian hợp lý, còn cá thì nên phủ một ít dầu lên bề mặt cá để chống dính).
Thịt - cá nướng
  • Đối với rau củ: Trải đều rau củ lên bề mặt của dĩa và thêm một chút dầu lên bề mặt, nướng trong lò vi sóng khoảng 5 phút với nhiệt độ 230 độ C. Rau củ sẽ trở nên giòn và thơm ngon.
Rau củ nướng

Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn

  • Đặt thức ăn cách xa nhau và dùng dầu rưới lên bề mặt 1 lớp mỏng để tránh khô, dính.
  • Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm, bao giấy nâu vì hóa chất độc của những thứ này khi nóng sẽ lận vào thức ăn. Đặc biệt, không dùng đồ có kim loại để hâm nóng thức ăn trong lò như tô, dĩa hay đồ sứ có viền kim loại ...
  • Đối với thịt - cá phải cẩn thận khi hâm nóng vì rất dễ bị cháy hoặc khét trong lò nếu bạn không để ý đến.
  • Cần vệ sinh lò sau khi sử dụng, như vậy tuổi thọ của lò sẽ lâu hơn, các món ăn khác nhau không bị bám mùi của nhau.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về cách hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng cũng như những lưu ý cần cho việc hâm nóng đồ ăn. Đây cũng là kinh nghiệm quý báu giúp bạn có những món ăn bổ dưỡng cho gia đình bạn đấy nhé!

Theo VnExpress