vào dịp lễ - tết, mỗi vùng miền thường hay diễn ra các hoạt động văn hoá, ẩm thực hoặc những phong tục, tập quán gia đình rất độc đáo. cùng tìm hiểu ngay tục ăn thịt vịt vào ngày tết đoan ngọ của người miền trung nhé. 

Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa. 

"Đoan" nghĩa là mở đầu, "ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là "Tết giết sâu bọ", là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

Các món ăn vào ngày Tết Đoan Ngọ

Hằng năm, cứ đến 5/5 âm lịch, người dân lại nô nức diễn ra các hoạt động văn hóa trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo truyền thống, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn từng miền cũng có sự khác nhau.

Người miền Nam đã quá quen với sự xuất hiện của dĩa bánh tro, bánh ú và các chén rượu nếp, cùng với hai loại trái cây phổ biến vào mùa hè (mận, vải thiều,…) được bày trên mâm cỗ bàn thờ tổ tiên.

Các món ăn dịp Tết Đoan Ngọ phổ biến

Thế nhưng, mâm cỗ của đồng bào miền Trung lại có điểm rất khác biệt so với mâm cỗ của người miền Nam.

Chẳng hạn, cơm rượu nếp của người miền Trung rất khác so với cơm rượu của người miền Nam. Người miền Trung thường gói cơm rượu nếp trong một lá chuối chứa ba viên cơm rượu hình vuông, rất thơm ngọt.

Trước khi ăn, họ tháo lớp lá chuối bên ngoài, xếp những viên cơm rượu vào chén sao cho vuông vức, rồi đổ nước rượu vào. Đợi sau một ngày, cơm rượu đó mới được đem ra ăn và thường kèm với xôi vò.  

Ba viên cơm rượu hình vuông của người miền Trung

Tục ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ

Một trong những món ăn, vào ngày Tết Đoan Ngọ, không thể thiếu trên mâm cỗ của người miền Trung, chính là món vịt quay hay món vịt luộc.

Ăn vịt quay vào ngày Tết Đoan Ngọ

Thông thường, người miền Nam không thích chọn ăn thịt vịt cho những ngày đầu năm, kể cả ngày Tết Đoan Ngọ. Vì việc ăn thịt vịt tượng trưng cho việc xả xui và muốn được may mắn hơn. Tuy nhiên, người miền Trung thì lại có quan niệm khác.

Họ quan niệm rằng: từ ngày 5/5 trở đi, vịt đã bắt đầu vào mùa. Lúc đó, những con vịt trở nên béo hơn và có thịt ngon, chắc hơn, không còn mùi hôi nữa. Chính vì vậy, phần lớn các hộ gia đình miền Trung đều chọn mua và vào bếp chế biến các món ăn khác nhau từ thịt vịt.

Phần lớn các hộ gia đình miền Trung đều chọn thịt vịt làm món ăn dịp Tết Đoan Ngọ

Tập quán ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ, vẫn còn được duy trì tại một số địa phương ở những vùng khác (ngoài miền Trung).

Ăn thịt vịt vào dịp Tết Đoan Ngọ có tốt?

Khi nhắc đến các món ăn làm từ thịt vịt, bạn có thể nghĩ ngay tên gọi quen thuộc như: cháo vịt, gỏi vịt kèm với chén nước mắm gừng, hay vịt tiềm thuốc Bắc vẫn còn đang tỏa khói nóng từ chiếc nồi đất chẳng hạn.

 Thịt vịt mang tính hàn (mát) và ngọt

Theo Đông y, thịt vịt mang tính hàn (mát) và ngọt nên có chức năng bồi bổ cơ thể, hạ nhiệt cũng như giải độc mụn sưng.

Chính vì thế, vào ngày Tết Đoan Ngọ, khi khí trời nóng nực (thuộc tiết Đại Thử), nhiệt độ cao, nhiều người thường hay chọn những món ăn được chế biến từ thịt vịt để cân bằng nhiệt, bổ thân thể và sâu xa hơn là niềm tin tâm linh truyền thống.

Những phong tục khác vào ngày Tết Đoan Ngọ 

Nếu là dân sống ở nông thôn, thì họ thường canh đúng 12 giờ trưa (tức là giờ ngọ), rủ nhau đi hái lá thuốc. Bởi vì, thời điểm ấy, mặt trời tỏa ra những tia nắng tốt nhất trong năm và hội tụ dương khí tốt nhất.

Do đó, những lá cây thuốc được hái vào khoảng thời khắc đó, thường được dùng để chữa các bệnh liên quan về da và hệ tiêu hóa.

Người dân đi hái lá thuốc vào ngày Tết Đoan Ngọ

Không những thế, vào ngày Tết Đoan Ngọ, một số người theo phong tục xưa còn nhuộm móng tay, móng chân,... hay treo ngải cứu để trừ tà. Tuy nhiên, phong tục xưa vẫn còn được duy trì hiện nay, chính là thói quen đi hái thuốc và tắm nước lá vào mùng 5/5.

Nếu là dân thành thị, thì họ hay có lệ đi mua lá thuốc từ các gánh hàng của những người buôn bán từ quê vào. Lúc này, phần lá thuốc được xắt nhỏ và phân thành từng loại riêng biệt, nên người mua chỉ việc chọn và mua các loại lá có mùi vị yêu thích.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, họ lại đem chúng ra phơi khô, rồi bọc lại trong túi trước khi đặt chúng vào trong tủ thuốc gia đình. Nếu người nhà có ai bệnh thì lấy thuốc ra dùng

Có thể nói rằng: Thói quen ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ xuất phát từ các quan điểm khác nhau của mỗi người. Tuy nhiên, đây cũng được xem là phong tục rất đặc trưng của người miền Trung vào ngày Tết giữa năm!

Theo VnExpress