Đã vô số lần phim Hàn dính tranh cãi khi để nhân vật có hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn diện đồ hiệu xa xỉ.

Nhà nghèo, cái gì cũng thiếu nhưng không thiếu hàng hiệu

Start Up do Suzy đóng chính là một trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc được giới trẻ quan tâm hiện nay. Bên cạnh các tình tiết thì gần đây, vấn đề phục trang của nhân vật cũng đã tạo nên một cuộc tranh cãi khá gay gắt trong cộng đồng netizen. 

 - Ảnh 1.

Cụ thể, nhân vật Dal Mi do Suzy thủ vai được miêu tả là một cô gái không dựa dẫm vào gia đình, đang trên con đường lập nghiệp nên kinh tế có phần khó khăn. Thế nhưng trong tập mới đây, “đập” vào mắt người xem lại là hình ảnh cô nàng xách trên tay chiếc túi Lady Dior đắt đỏ có giá vào khoảng hơn 100 triệu đồng. Điều này quả là có phần hơi gai mắt khi trước đó Dal Mi còn chật vật đến mức phải dùng bút dạ tô lên chiếc giày cao gót sứt mõm để dùng tiếp. 

 - Ảnh 2.
Dal Mi sang chảnh xách túi Lady Dior có giá khoảng 115 triệu đi dự tiệc. Quả thực là nghèo khó không hề giả trân?

Không chỉ xách túi Dior đi dự tiệc, ngày thường Dal Mi – người không có tiền để mua nổi một đôi giày cũng chỉ toàn dùng túi xách đến từ những thương hiệu xa xỉ như Ferragamo, Lanvin, Loewe và thậm chí là cả Hermès. 

Phải chăng cô chỉ thiếu tiền mua giày thôi chứ sắm túi hiệu thì chẳng nhằm nhò gì?
Phải chăng cô chỉ thiếu tiền mua giày thôi chứ sắm túi hiệu thì chẳng nhằm nhò gì?
Phải chăng cô chỉ thiếu tiền mua giày thôi chứ sắm túi hiệu thì chẳng nhằm nhò gì?
Phải chăng cô chỉ thiếu tiền mua giày thôi chứ sắm túi hiệu thì chẳng nhằm nhò gì?

Phải chăng cô chỉ thiếu tiền mua giày thôi chứ sắm túi hiệu thì chẳng nhằm nhò gì?

Việc nhân vật nghèo khổ nhưng lại xài toàn hàng hiệu vốn không còn là một chủ đề xa lạ trong phim Hàn. Trước Dal Mi của Start Up, cũng đã có không ít những nhân vật trong phim khác vướng phải tranh cãi này. 

Chẳng hạn như trong Hạ Cánh Nơi Anh, người xem cũng phải đặt dấu hỏi chấm to đùng đối với trang phục của nhân vật Yoon Se Ri (Son Ye Jin thủ vai). Dù là đang lưu lạc ở một vùng quê của Triều Tiên, một nơi được mô tả còn rất nghèo và lạc hậu, thế nhưng nhiều món đồ Se Ri mặc lại nằm trong các BST mới nhất của các nhà mốt. Dù vẫn phải dùng than tổ ong và xài dầu gội, sữa tắm không nhãn hiệu nhưng cô lại có quần áo nghìn đô đến từ các thương hiệu xa xỉ bậc nhất. Đại diện có thể kể đến như áo trench coat Miu Miu gần trăm triệu, túi xách Fendi 40 triệu, hay blazer của Giambattista Valli mặc đi chợ quê có giá hơn 60 triệu…

Trường hợp của nàng tiên cá Shim Chung (Jeon Ji Hyun) trong Huyền Thoại Biển Xanh cũng vô lý không kém. Khi mới lên đất liền cô nàng sống như một người vô gia cư và phải lục đồ từ thùng rác để mặc. Thế nhưng cô lại lôi được từ thùng rác ra cả một gia tài với nào là Lanvin, Miu Miu, Chanel và Saint Laurent… Nhặt rác mà được đồ hiệu như này chắc mọi người tranh nhau lục thùng rác mất thôi.

Khá tương đồng với trường hợp của Suzy là nhân vật của Park Shin Hye trong The Heirs. Cô học sinh nhà nghèo Cha Eun có mẹ là một người giúp việc, đến may một bộ đồng phục mới còn phải đắn đo nhưng khi bóc giá trang phục của cô thì ai nấy đều giật mình vì toàn là thương hiệu đắt đỏ như American Vintage, Zadig & Voltaire hay Tommy Hilfiger,…

Là sạn vô lý hay người xem thích soi mói tiểu tiết?

Chủ đề nhân vật hoàn cảnh nhưng luôn diện hàng hiệu từ đầu đến chân này đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong khi một phe thì cho rằng người xem quá soi mói, “chuyện bé xé ra to” thì một phe khác lại có quan điểm rằng việc này khiến cho hình ảnh nhân vật mất đi tính chân thực và gây ảnh hưởng đến mạch cảm xúc của phim.

Ở các bộ phim truyền hình mang tính thương mại, việc quảng cáo đồ tài trợ trong phim là rất phổ biến. Đối với những phim có nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc, thượng lưu như Vì Sao Đưa Anh Tới, Hotel Del Luna, Điên Thì Có Sao… việc nhân vật dát lên người toàn là hàng hiệu xa xỉ từ các nhà tài trợ cao cấp giúp cho phần hình ảnh của phim càng thêm hoàn hảo, chỉn chu. Thế nhưng ở những trường hợp nhân vật có hoàn cảnh nghèo khổ, chật vật, việc cố nhét hàng hiệu đắt đỏ vào khung hình bị những khán giả khó tính cho là rất vô lý.

Trang phục hàng hiệu thời thượng giúp hình ảnh của Seo Ye Ji, IU trong phim thêm hoàn hảo, bắt mắt
Trang phục hàng hiệu thời thượng giúp hình ảnh của Seo Ye Ji, IU trong phim thêm hoàn hảo, bắt mắt

Trang phục hàng hiệu thời thượng giúp hình ảnh của Seo Ye Ji, IU trong phim thêm hoàn hảo, bắt mắt

Thực tế nhiều trường hợp diễn viên sẵn sàng từ chối các nhà tài trợ để xây dựng nhân vật một cách hoàn hảo nhất. Điển hình là Park Bo Young khi tham gia bộ phim Cô Nàng Mạnh Mẽ Do Bong Soon đã từ chối diện đồ của nhà tài trợ. Thay vì đó, cô chọn ghé chợ Busan, tự mình lựa chọn trang phục sao cho phù hợp nhất với vai diễn trong phim. 

 - Ảnh 8.
Park Bo Young từ chối diện đồ của nhà tài trợ để lựa chọn trang phục phù hợp với nhân vật

Hay như Hwang Jung Eum trong Can You Hear My Heart, thay vì để bản thân luôn lung linh trong mọi khung hình, nữ diễn viên lại diện đồ cực kỳ giản dị. Cô thậm chí còn mặc lại quần áo nhiều lần, giúp khắc họa hết sức chân thực hình ảnh Woo Ri – một cô gái sống trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng luôn lạc quan và giàu nghị lực. 

Hwang Jung Eum chấp nhận diện đồ kém lung linh để khắc họa nhân vật chân thực nhất
Hwang Jung Eum chấp nhận diện đồ kém lung linh để khắc họa nhân vật chân thực nhất

Hwang Jung Eum chấp nhận diện đồ kém lung linh để khắc họa nhân vật chân thực nhất

Dù chỉ là tiểu tiết nhưng phục trang cũng là một trong những yếu tố hình thành nên một tác phẩm phim ảnh. Thông qua trang phục, người xem có thể cảm nhận rõ nét hơn về tính cách, hoàn cảnh sống của nhân vật cũng như bối cảnh của bộ phim. Vì vậy, để diễn viên diện đồ hiệu xa xỉ không phù hợp hoàn cảnh có thể làm cho nhân vật trở nên xa rời thực tế, phim ảnh hào nhoáng quá mức và kém tính chân thực.

Ảnh: Internet

Theo Afamily