Đột quỵ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Triệu chứng của đột quỵ ở nam và nữ có những điểm khác nhau. Thậm chí, một số triệu chứng đột quỵ não ở nữ giới lại dễ bị nhầm lẫn sang các căn bệnh khác, khiến việc điều trị bị trì hoãn và dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

Cùng tìm hiểu dấu hiệu đột quỵ não ở nữ giới, cách điều trị, phục hồi và ngăn ngừa bệnh tái phát trong bài viết sau.

Tổng quan về đột quỵ não ở nữ giới

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương do lưu lượng máu lên não bị mất hoặc giảm đi một cách đột ngột. Máu có nhiệm vụ mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi các tế bào não. Khi quá trình cấp máu bị gián đoạn, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi hoặc mất chức năng, dẫn đến một loạt các di chứng nghiêm trọng như: Liệt nửa người, méo miệng, suy giảm thị lực, mất trí nhớ…, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

 Đột quỵ não ở nữ giới có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề
Đột quỵ não ở nữ giới có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề

Dựa vào nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đột quỵ não, bệnh được chia làm hai loại chính như sau:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm đến hơn 85% các trường hợp đột quỵ hiện nay. Nguyên nhân gây ra loại đột quỵ này là sự xuất hiện các cục máu đông làm bít tắc mạch máu, ngăn cản lưu lượng máu lên não.

Đột quỵ do xuất huyết

Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu não bị vỡ hoặc rò rỉ dẫn đến tình trạng máu thấm vào và làm tổn thương các tế bào não. Mạch máu có thể bị vỡ do chứng phình động mạch, huyết áp cao hoặc thành mạch mỏng yếu.

Đột quỵ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Hậu quả mà nó để lại là vô cùng nặng nề. Ở Việt Nam, theo số liệu tổng hợp từ các bệnh viện trên cả nước, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Bệnh phổ biến hơn ở nam giới. Tuy nhiên, nữ giới lại là đối tượng phải hứng chịu di chứng đột quỵ nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn.

Có nhiều lý do khiến phụ nữ dễ bị đột quỵ hơn nam giới, bao gồm các yếu tố rủi ro như: Thể trạng yếu hơn, tỷ lệ huyết áp cao, mang thai và kiểm soát sinh sản làm tăng nguy cơ đột quỵ…

Do đó, việc nhận diện triệu chứng đột quỵ não ở nữ giới sẽ giúp người bệnh chủ động phòng ngừa cũng như có cách xử trí kịp thời.

Nhận diện triệu chứng cơn đột quỵ não ở nữ giới

Đột quỵ não có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ ở cả nam và nữ bao gồm:

  • Mất thị lực, nhìn mờ ở một hoặc cả hai bên mắt;
  • Tê yếu cơ mặt và tay chân đột ngột, thường xảy ra ở một bên cơ thể;
  • Gặp khó khăn trong việc nói như: Nói ngọng, nói lắp, môi lưỡi cứng bất thường;
  • Có cảm giác mơ hồ, mất nhận thức về các sự việc đang diễn ra;
  • Nhức đầu đột ngột và dữ dội mà không rõ nguyên nhân;
  • Hoa mắt, chóng mặt, đi lại khó khăn, mất thăng bằng hoặc giảm khả năng phối hợp để thực hiện hành động.

Bên cạnh đó, ở phụ nữ có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ riêng biệt mà nam giới thường không biểu hiện, bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Co giật, động kinh
  • Nấc cụt
  • Khó thở
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức
  • Cơ thể yếu ớt, suy nhược
 Khó thở là một trong những triệu chứng đột quỵ não ở nữ giới
Khó thở là một trong những triệu chứng đột quỵ não ở nữ giới

Do chỉ xuất hiện ở nữ giới và không phải là triệu chứng điển hình của đột quỵ, nên các biểu hiện trên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe khác. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể khiến việc điều trị bị trì hoãn, ngăn cản quá trình phục hồi của người bệnh.

Do đó, nếu bạn thấy các triệu chứng trên và không chắc rằng chúng có phải là dấu hiệu đột quỵ hay không, bạn vẫn nên gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân đưa đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

Ngoài ra, các hành vi bất thường, chẳng hạn như tình trạng buồn ngủ đột ngột, cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ não. Các triệu chứng về hành vi này được gọi là trạng thái tâm lý thay đổi (AMS – altered mental status). Chúng bao gồm:

  • Không phản hồi hoặc trả lời lại khi có tác động
  • Mất phương hướng
  • Lú lẫn
  • Thay đổi hành vi đột ngột
  • Kích động
  • Ảo giác

Điều trị đột quỵ não ở nữ giới

Phương pháp điều trị đột quỵ não phụ thuộc vào loại đột quỵ mà người bệnh gặp phải, cụ thể như sau:

Điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ

Đối với đột quỵ thiếu máu cục bộ, người bệnh thường được kê thuốc kích hoạt plasminogen mô tPA (tissue plasminogen activator-biệt dược Alteplase) để phá vỡ cục máu đông. Loại thuốc này phải được sử dụng trong vòng 3-4,5 tiếng từ khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ não đầu tiên. Nếu người bệnh không thể dùng tPA, chuyên gia sẽ dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu khác để ngăn tiểu cầu hình thành cục máu đông.

Phẫu thuật hoặc các thủ tục xâm lấn khác cũng có thể được sử dụng để làm vỡ cục máu đông hoặc thông tắc động mạch.

Điều trị đột quỵ xuất huyết

Phương pháp điều trị đột quỵ xuất huyết dựa trên nguyên nhân trực tiếp gây ra nó, chẳng hạn như đột quỵ do huyết áp cao, do phình mạch não hoặc do vỡ tĩnh mạch não… Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, các chuyên gia có thể lựa chọn phương án điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật để giảm tình trạng xuất huyết não.

 Đột quỵ có thể được điều trị bằng thuốc
Đột quỵ có thể được điều trị bằng thuốc

Phục hồi chức năng sau đột quỵ

Nếu được chăm sóc và bắt đầu quá trình phục hồi sớm, người bệnh có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn các chức năng bị mất của mình. Tùy theo mức độ bệnh, thời gian để phục hồi có thể là vài ngày đến vài tháng.

Các nghiên cứu cho thấy, khả năng phục hồi sau đột quỵ ở nữ giới thường chậm hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, phụ nữ bị đột quỵ não cũng có nguy cơ cao gặp phải các di chứng sau:

  • Liệt nửa người, nói ngọng, nói khó, tay chân tê bì, không nhấc lên được…
  • Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
  • Chán nản, phiền muộn, suy giảm tinh thần
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống

Quá trình phục hồi sau đột quỵ thường bắt đầu từ khi bệnh nhân đang nằm trong bệnh viện. Khi tình trạng được cải thiện, người bệnh có thể tiếp tục kế hoạch phục hồi tại nhà hoặc các đơn vị phục hồi chức năng. Chương trình phục hồi có thể kết hợp các hoạt động thể chất, vật lý trị liệu, những hoạt động về nhận thức và cảm xúc…

Ngăn ngừa đột quỵ tái phát ở nữ giới

Song song với quá trình phục hồi chức năng, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc phòng ngừa đột quỵ tái phát bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bỏ thuốc lá
  • Tìm kiếm cho mình một niềm vui mỗi ngày, chẳng hạn như: Yoga, vẽ tranh, đan len để giải tỏa các áp lực trong cuộc sống.
  • Theo dõi và sàng lọc các yếu tố nguy cơ như: Huyết áp, sàng lọc rung tâm nhĩ nếu trên 75 tuổi, sàng lọc cao huyết áp trước khi bắt đầu ngừa thai.

>>> Xem thêm cách phòng ngừa đột quỵ TẠI ĐÂY

Hỗ trợ phục hồi chức năng sau đột quỵ và phòng ngừa đột quỵ tái phát bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes (*)

Với cả bệnh nhân nam và nữ, phục hồi chức năng sau đột quỵ và phòng ngừa bệnh tái phát là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả bệnh nhân lẫn người nhà. Trong quá trình này, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược để nâng cao hiệu quả điều trị. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes chính là cái tên tiêu biểu trong dòng sản phẩm này.

 Nattospes – thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị đột quỵ
Nattospes – thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị đột quỵ

Nattospes có thành phần chính là nattokinase – enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men. Khi đi vào cơ thể, enzyme này có tác dụng làm tan cục máu đông – tác nhân chủ yếu gây đột quỵ. Đồng thời, nattokinase cũng làm sạch máu, giảm độ nhớt máu và độ dính của tiểu cầu, từ đó giúp hạ huyết áp, tăng tuần hoàn và lưu thông máu. Tổng hợp những ưu điểm này, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes giúp phòng ngừa, hỗ trợ cải thiện các di chứng liệt, méo miệng, nói ngọng… sau đột quỵ và ngăn ngừa đột quỵ tái phát rất hiệu quả.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa nattokinase. Tuy nhiên, Nattospes vẫn khẳng định là thương hiệu đi đầu, được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bị đột quỵ tin tưởng lựa chọn. Nattospes là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam tổng hợp nattokinase để cải thiện các vấn đề về tuần hoàn và lưu thông máu. Có mặt trên thị trường từ năm 2006, sản phẩm đã trải qua nhiều nghiên cứu trên lâm sàng tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Đặc biệt, nghiên cứu tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã được dịch và đăng tải trên các tạp chí y khoa uy tín toàn cầu.

Với thời gian sử dụng liên tục trong 3-6 tháng, sức khỏe và chức năng của nhiều người bị đột quỵ đã được cải thiện đáng kể.

>>> Xem thêm kinh nghiệm phục hồi chức năng sau đột quỵ, phòng ngừa tái phát của ông Hoàng Minh Đạo (Hà Nội) TẠI ĐÂY.

Đột quỵ dù ở nam hay nữ giới cũng đều nguy hiểm. Điều quan trọng nhất để đối phó với đột quỵ là phải xây dựng chiến lược phòng ngừa thật tốt. Trong trường hợp bệnh đã xảy ra, cần nhanh chóng cấp cứu để hạn chế di chứng và giảm nguy cơ tử vong. Sau đó, người bệnh cần phục hồi chức năng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Muốn làm được điều này, hãy xây dựng lối sống thật tích cực, điều trị theo đúng hướng dẫn và kết hợp sử dụng Nattospes mỗi ngày, bạn nhé!

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Theo Hellobacsi