sử dụng không đúng cách sẽ vô tình khiến bình thủy điện nhanh xuống cấp và mau hư hỏng. xem thử mình có mắc những lỗi khiến bình thủy điện mau hư dưới đây không nhé!

Những lỗi sử dụng mà người dùng bình thuỷ điện hay mắc phải

Bình thủy điện cần dùng đúng cách để tránh mau hư hỏng
Sử dụng bình thủy điện cần tránh mắc lỗi gây hư hỏng và nguy hiểm

- Tự ý sửa chữa hay tháo rời bình thủy điện khi có sự cố: hành động này rất dễ gây hư hại các bộ phận của bình thủy điện. Nếu bình thủy điện nhà bạn còn bảo hành, hãy liên hệ với đơn vị bán hàng để được tư vấn, sửa chữa hay đổi mới (nếu lỗi kỹ thuật).

- Dùng bình thủy điện để nấu các thức uống không phải là nước như trà, đậu nành, sữa hay các loại ngũ cốc... và thêm nếm các gia vị như muối, đường... sẽ dễ làm hư hại hay bào mòn ruột bình thủy điện hay làm kẹt ống bơm nước.

- Để khăn hay vải phủ lên chỗ thoát hơi nước của bình thủy điện: hành động này khiến nước sôi không thoát hơi ra ngoài được, áp suất trong bình thủy điện tăng dẫn đến nguy cơ nổ.

- Không đóng chặt nắp bình thủy điện khi nấu hay nấu nước quá mực quy định: sẽ dễ gây trào nước sôi không chỉ nguy hiểm cho người dùng mà còn gây khả năng chập cháy, rò rỉ điện tổn hại bình thủy điện.

- Dùng đá lạnh làm nguội nước trong bình thủy điện sẽ tạo ra hơi nước bám xung quanh dẫn đến tình trạng rò rỉ điện.

- Làm xước, gấp khúc hay xoắn dây điện của bình sẽ dễ làm dây hư hỏng và rò rỉ điện.

- Đặt bình thủy điện gần bếp gas hay khu vực nào toả nhiệt cao: sẽ dễ dây biến dạng bình thủy do nhiệt và cháy nổ do chập điện.

- Ngâm bình thủy điện trong nước, rửa bình thủy điện bằng nước hay để bình ở nơi ẩm thấp: sẽ khiến các bộ phận của bình thủy bị ẩm và ngấm nước gây chập điện, rò rỉ điện khi cho bình thủy hoạt động. Kết quả là hư hỏng bình.

Sử dụng bình thủy điện an toàn

Tránh cháy nổ hay rò điện từ bình thủy điện

- Thường xuyên kiểm tra an toàn dây và phích cắm bình thủy điện, vị trí ổ cắm sử dụng cho bình thủy điện.

- Đặt bình thủy điện ở vị trí bằng phẳng, tránh các thiết bị gây nóng như bếp nấu hay các loại lò nấu.

- Tránh đặt bình thủy nơi ẩm ướt hay để bình ngâm/rửa trong nước.

- Đảm bảo nguồn điện ổn định sử dụng cho bình thủy điện; phích cắm bình thủy phải được ghim chặt vào ổ cắm.

- Luôn tháo phích cắm khi không dùng bình thủy điện (không đun sôi hay giữ nóng nước) vừa an toàn vừa tiết kiệm điện.

Thường xuyên kiểm tra để sử dụng an toàn bình thủy điện
Thường xuyên kiểm tra để sử dụng an toàn bình thủy điện

Tránh nguy cơ phỏng nước nóng từ bình thủy điện

Cẩn trọng để tránh gây bỏng khi dùng bình thủy điện

- Di chuyển bình thủy chứa nước nóng cần đảm bảo đóng chặt nắp, để bình thủy đứng, không dốc ngược.

- Chọn mực nước trong giới hạn an toàn ghi trên bình để tránh gây trào, bỏng khi đun sôi.

- Không mở nắp hay rót nước từ bình thủy điện khi nước trong bình đang sôi; rót nước không xoay bình thủy để tránh làm văng nước gây bỏng.

- Sau khi rút phích cắm, phần từ gia nhiệt của bình thủy điện vẫn còn nóng nên bạn cần cẩn trọng tránh chạm vào hay đặt lên các vật dễ cháy xém.

Sử dụng bình thủy điện an toàn, tránh các lỗi khiến bình thủy có nguy cơ chập cháy hay gây phỏng người dùng để sản phẩm thực sự hữu dụng và thân thiện với gia đình.

Theo VnExpress