Không gian sân thượng có diện tích 100m² của gia đình chị Trúc Hòa đã từ lâu được phủ xanh với đủ các loại rau trái như bầu, bí, cà chua, súp lơ, đậu bắp...

Chị Trúc Hòa là người gốc Quảng Nam. Hiện tại chị đang sinh sống cùng gia đình ở Đà Nẵng. Từ một người gần như không biết gì về nông nghiệp, chị bắt đầu tập tành và tìm hiểu nghiêm túc về việc trồng cây trên sân thượng. Chị thường dành thời gian rảnh rỗi để thăm vườn, chăm cây. Bên cạnh đó, chị Hòa thường vào facebook của các cao thủ để học hỏi.

Chị chia sẻ: "Yêu thích trồng cây nhưng sống ở đô thị nên mình chọn cách làm vườn trên sân thượng. Mình thường vào facebook của những người làm vườn trên sân thượng để ngắm nhìn các loại cây trồng. Nhờ đó, mình có thêm động lực trồng cây khi mới bắt đầu. Bên cạnh đó, vì ngại inbox hỏi về cách trồng, chăm sóc sợ phiền nên chị chọn cách chịu khó đọc tất cả các comment".

Cũng từ khi trồng rau quả trên sân thượng, chị Hòa cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc vì được ngắm nhìn cây cối tốt tươi mỗi ngày, được thu hoạch thành quả sau những ngày vất vả chăm sóc. Vui hơn nữa đó là được nhìn thấy những bữa ăn an toàn thực phẩm dành cho người thân. Hơn nữa, việc thường xuyên leo lên sân thượng trồng rau giúp chị giữ dáng, thỏa mãn sở thích bài trí, chụp ảnh, chia sẻ niềm vui thú vị ấy với mọi người.

Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Khu vườn xanh tươi trên sân thượng được thiết kế kiên cố.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Chị làm giàn trồng các loại cây dây leo.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Góc trồng dưa tươi tốt.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Thu hoạch rau quả trên sân thượng.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Chị Trúc Hòa bên góc trồng rau xanh tốt.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Thu hoạch các loại dưa.

Từ một người không có kinh nghiệm, chị Hòa đã biến thành nông dân sân thượng sau 2 năm "tập sự". Mọi kinh nghiệm được chị cóp nhặt từng chút một, từ làm đất, chọn giống đến phòng ngừa sâu bệnh, lựa chọn cây trồng đúng với khoảng thời gian trong năm.

"Thời gian đầu, vợ chồng mình mua chậu, sắt về cải tạo vườn, chia nhau chăm sóc, tưới rau, làm giá thể. Mỗi ngày, vợ chồng mình đều có mặt tại vườn từ 6 - 6 giờ và 20 - 21 giờ, nhiều lúc muốn bắt hệ thống tưới tự động nhưng nghĩ phải tưới tay mới theo dõi được sự phát triển, sâu bệnh để còn "cứu cây" kịp thời", chị Hòa chia sẻ thêm.

Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Chị Hòa trồng đa dạng các loại rau quả.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Củ cải.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Ươm hạt.

Theo kinh nghiệm của chị Hòa, để có được khu vườn sân thượng tươi tốt như hiện tại cần đến khá nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên cần chú ý là giống. Giống cây quyết định 40% thành công. Chị Hòa chọn giống F1 ở những trang bán uy tín.

Khi chọn được giống, cần lưu ý cách ủ hạt. Chị Hòa thường ngâm hạt với nước 1 sôi 2 lạnh trong nhiệt độ 40 độ C khoảng 2 tiếng. Tiếp đó, chị bỏ hạt vào bông ướt hoặc giấy ướt bọc kỹ và để nơi mát qua 24 tiếng.

Bên cạnh hạt, chị chú ý đến việc sử dụng đất. Đất ươm được chị dùng xơ dừa đã qua xử lý có trộn thêm ít phân trùn quế. Chị ươm từng bầu để khi trồng được dễ dàng hơn. Khi cây được khoảng 4 lá thật thì sang chậu.

Vợ chồng chị phân chia hợp lý để trồng đủ các loại rau quả.
Vợ chồng chị phân chia hợp lý để trồng đủ các loại rau quả.
Vợ chồng chị phân chia hợp lý để trồng đủ các loại rau quả.
Vợ chồng chị phân chia hợp lý để trồng đủ các loại rau quả.
Vợ chồng chị phân chia hợp lý để trồng đủ các loại rau quả.
Vợ chồng chị phân chia hợp lý để trồng đủ các loại rau quả.
Vợ chồng chị phân chia hợp lý để trồng đủ các loại rau quả.
Vợ chồng chị phân chia hợp lý để trồng đủ các loại rau quả.

Vợ chồng chị phân chia hợp lý để trồng đủ các loại rau quả.

Với đất trồng cây, chị trộn theo tỉ lệ 50% đất thịt, 30% chất tạo xốp (tro trấu, xơ dừa, tro bếp), 20% phân (phân bò đã ủ hoai mục, phân trùn quế, bột bánh dầu, bột đậu nành hoặc bã đậu nành), trộn thêm ít vôi vừa bổ sung canxi vừa khử mầm bệnh cho đất. Tất cả được chị Hòa trộn đều, tưới đẫm để một tuần mới trồng. Vôi và bánh dầu rất nóng, nếu trồng cây luôn sẽ dễ khiến cây bị chết.

Các loại cây muốn phát triển tốt cũng cần chú ý đến chậu trồng. Chậu càng to trồng càng thưa thì cây phát triển tốt hơn, lưu ý kiểm tra thoát nước. Dưới đáy chậu trước khi trồng, chị Hòa lót lớp phân rác rồi mới đổ đất lên. Trước khi trồng, chị trộn thêm một ít Trichodema phòng các bệnh nấm rễ, đồng thời cải tạo đất và ít phân lân để kích thích rễ.

Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Một góc thư giãn trên sân thượng.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Rau mùng tơi.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Ươm hạt vào từng bầu nhỏ trước khi trồng chậu.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Góc trồng rau.
Choáng ngợp trước kinh nghiệm
Choáng ngợp trước kinh nghiệm

Với các loại cây dây leo, lúc mới trồng chị thường trộn thêm phân. Khi cây chuẩn bị ra hoa, chị bón thêm phân gà viên, trùn quế... định kỳ 10 ngày/ lần. Khi cây ra hoa, chị tưới thêm dịch chuối 1 tuần/ lần. Trong dịch chuối có kali giúp cây dễ đậu quả.

Để hạn chế sâu bệnh, chị Hòa phun phòng 10 ngày/ lần bằng tỏi, ớt, gừng ngâm với rượu hoặc thuốc lào ngâm. Loại dung dịch này chỉ có tác dụng khi sâu nhỏ và xuất hiện mầm bệnh. Khi sâu lớn, chị thường bắt trực tiếp.

Thành quả của
Thành quả của
Thành quả của
Thành quả của
Thành quả của

Thành quả của "người nông dân" khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Từ khi có khu vườn trên sân thượng, chị Hòa cảm thấy ngôi nhà của chị đẹp hơn khi được phủ xanh các loại rau quả sạch. Những bữa ăn gia đình cũng ngập tràn tiếng cười. Gia đình như có sự gắn kết nhiều hơn nhờ việc chăm sóc cây, gần gũi với thiên nhiên.

Nguồn ảnh: NVCC

Theo Afamily