Chỉ với những thiết kế đơn giản, hài hòa thì không gian phòng khách đã có thêm chức năng vui chơi cho bé mà không làm ảnh hưởng tới bố cục chung. Thậm chí nếu khéo tay decor, không gian còn gần gũi và ấm cúng lên trông thấy.

Là người mẹ, ai cũng muốn làm tất cả những điều tốt nhất cho sự phát triển của con mình. Chị Trần Hạnh (mẹ của bé Kei) hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội cũng như vậy. 

Gia đình chị Hạnh sở hữu một phòng khách được thiết kế thành khu vực sống đa chức năng. Một trong số đó được chị Hạnh tạo thành khu vui chơi cho bé. 

"Từ lúc đang bầu, 2 vợ chồng mình đã luôn muốn tạo 1 khu vui chơi nhỏ cho Kei. Nên ngay khi em bé được 4 tháng tuổi là bọn mình đã triển khai sắp xếp một không gian nhỏ ấm cúng để bố mẹ vừa làm việc vừa tranh thủ chơi với con được", chị Trần Hạnh chia sẻ.

Không gian phòng khách được chị Hạnh Trần kết hợp thêm không gian vui chơi của con.
Không gian phòng khách được chị Hạnh Trần kết hợp thêm không gian vui chơi của con.

Không gian phòng khách được chị Hạnh Trần kết hợp thêm không gian vui chơi của con.

Phòng khách được chị Hạnh lựa chọn làm khu vui chơi cho con do đây là nơi lý tưởng nhất trong nhà, vừa nhiều ánh sáng, tiện cho người lớn để mắt đến em bé, nhà rộng hay chật đều có thể sắp xếp được... Khi con lớn hơn thì bố mẹ có thể chuyển đồ vào trong phòng riêng cho con cũng rất tiện.

Để thiết kế không gian chơi cho con trong phòng khách cũng khá đơn giản, các mẹ đảm chỉ cần tham khảo những lưu ý nhỏ được chị Hạnh rút kinh nghiệm từ thiết kế của chính gia đình mình dưới đây.

1. Nên xác định chi phí dự kiến

Đây là việc đầu tiên cần làm khi muốn bắt tay vào thiết kế một không gian chơi cho con ở phòng khách. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế từng gia đình, nên xác định số tiền dự kiến bạn sẽ chi ra để mua và chọn đồ phù hợp.

Nhà chị Hạnh ban đầu chỉ set-up đơn giản khi con tập trườn bò, rồi sau đó mới mua dần thêm đồ theo nhu cầu hoạt động và quá trình phát triển của con.

2. Tham khảo các mẫu thiết kế trên mạng

Chỉ nên set-up đơn giản rồi mới mua dần thêm đồ theo nhu cầu hoạt động và quá trình phát triển của con.
Chỉ nên set-up đơn giản rồi mới mua dần thêm đồ theo nhu cầu hoạt động và quá trình phát triển của con.

Chỉ nên set-up đơn giản rồi mới mua dần thêm đồ theo nhu cầu hoạt động và quá trình phát triển của con.

Nên tham khảo ảnh mẫu trên mạng sẽ giúp bạn tìm ý tưởng và biết chính xác những gì bạn muốn mua. Chị Hạnh thường tìm những mẫu thiết kế nổi bật để xem những ông bố bà mẹ khác đã sắp xếp khu vực chơi của con như thế nào. 

Hầu hết là không gian chơi trong phòng dành riêng cho con, khu vui chơi kết hợp với không gian phòng khách thì sẽ ít hơn. 

Ban đầu, các bố mẹ chắc chắn sẽ bị choáng ngợp với tất cả các bức ảnh xinh đẹp, đồ đạc phong phú và cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Nhưng nếu lần đầu thử sức, lời khuyên cho các bố mẹ là hãy cố gắng tìm kiếm một mô hình thích hợp và “bắt chước” sắp xếp một cách hợp lí với không gian phòng khách nhà mình.

3. Liệt kê danh sách đồ cần mua

Bằng cách tạo danh sách đồ cần mua, bạn sẽ có thể tập trung vào chính xác những gì bạn cần mua trước nhất để hình thành không gian và sau đó mới mua các đồ nhỏ để lấp đầy và hoàn thiện không gian.

Thêm một tác dụng nữa của việc lập danh sách này là bạn có thể thấy trực quan từng mục xem có phù hợp với thẩm mỹ tổng thể mà bạn sẽ làm hay không.

4. Mua các đồ chính trước

Sau khi tìm kiếm được ý tưởng, chọn ra được ý tưởng mình muốn làm theo, xác định ngân sách của mình và chọn ra đồ cần mua, bạn sẽ bắt tay vào mua các đồ đạc chính để bước đầu tạo ra không gian.

Chỉ cần sự kết hợp những đồ chính này là có thể tạo ra một không gian an toàn, thân thiện với em bé.

Nếu dùng thảm thì các bạn nên đầu tư loại tốt (êm, màu sắc phù hợp..) vì em bé sẽ hoạt động rất nhiều trên thảm, nó ảnh hưởng đến sự an toàn vận động của em bé và thẩm mỹ chung của không gian.

Nhà chị Hạnh đã xác định từ đầu là cần phải đầu tư loại thảm tốt để đảm bảo an toàn cho con.
Nhà chị Hạnh đã xác định từ đầu là cần phải đầu tư loại thảm tốt để đảm bảo an toàn cho con.

Nhà chị Hạnh đã xác định từ đầu là cần phải đầu tư loại thảm tốt để đảm bảo an toàn cho con.

5. Bổ sung các đồ đạc để hoàn thiện cho không gian

- Đồ trang trí

Đồ trang trí rất cần thiết để tạo ra không gian ấm cúng cho không gian của em bé. Theo chị Hạnh, bố mẹ có thể thoả sức chọn đồ theo sở thích nhưng nhớ lưu ý vấn đề an toàn vì em bé có thể nghịch phá hoặc bị thương khi chơi. Nhìn chung nên giảm thiểu đồ trang trí hoặc chọn đồ trang trí hết sức an toàn đảm bảo các yếu tố như: cố định, chắc chắn, xa tầm với của em bé.

Có thể chọn cách treo đồ lên tường như tranh động vật, giá gỗ,… cho phòng khách nếu bố mẹ thích sự mới mẻ và muốn thay đổi thường xuyên.

- Đồ chơi/sách

Chọn đồ chơi an toàn và sách phù hợp với độ tuổi của con và dọn dẹp vào giỏ riêng (hộp, thùng đựng) khi con chơi xong sẽ giúp không gian luôn gọn gàng.

Nhà chị Hạnh chọn cách bày hết đồ lên giá để em bé tự lựa đồ mà em bé thích. Bố mẹ sẽ dọn dẹp lại mỗi khi con ngủ. 

Đồ to thì mỗi lần con chơi bỏ 1-2 thứ vào và thay đổi hàng ngày/tuần để tiết kiệm không gian, giúp em bé cảm thấy hứng thú hơn.

Ảnh: NVCC

Theo Afamily