việc thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng ngoài giúp cho nồi cơm điện luôn sạch sẽ, nấu cơm thơm ngon mà còn giúp cho sản phẩm có được tuổi thọ sử dụng cao hơn…

Bước 1: Để vệ sinh nồi con, cần lấy hết cơm trong lòng nồi ra.

Dùng muỗng đi kèm nồi để lấy cơm còn thừa ra khỏi nồi

Dùng muỗng đi kèm nồi để lấy cơm còn thừa ra khỏi nồi

Bước 2: Dùng khăn sạch lau sơ qua nồi.

Dùng khăn lau sơ cơm còn bám trên nồi

Dùng khăn lau sơ cơm còn bám trên nồi

Bước 3: Dùng khăn mềm hoặc miếng bọt biển để chùi rửa bên trong nồi dưới vòi nước, tuy nhiên tránh lau quá mạnh tay làm hư hỏng nồi.

Dùng xốp mềm lau nhẹ nhàng bên trong nồi

Dùng xốp mềm lau nhẹ nhàng bên trong nồi

Lưu ý: Nếu sau khi rửa mà vần còn mùi, bạn có thể nhúng nồi vào nước sôi trong 30 phút sau đó lau lại bằng khăn sạch và để khô.

Bước 4: Để vệ sinh thân nồi, dùng giấy nhám mịn cọ rửa nhẹ những hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính trên mâm phát nhiệt (cảm biến nhiệt), sau đó lau sạch lại bằng khăn khô.

Dùng khăn khô lau sạch bên trong thân nồi

Dùng khăn khô lau sạch bên trong thân nồi

Bước 5: Dùng vải khô lau nhẹ nhàng thân và nắp nồi.

Lau nhẹ nhàng thân nồi bằng vải khô

Lau nhẹ nhàng thân nồi bằng vải khô

Lau sạch hơi nước và cơm còn sót lại ở nắp nồi

Lau sạch hơi nước và cơm còn sót lại ở nắp nồi

Lưu ý: không được dùng nước để cọ rửa hay nhúng ngập thân nồi trong nước vì dễ gây chạm điện và hư hỏng nồi.

Bước 6: Sau khi lau khô nồi bằng khăn sạch ta có thể sử dụng lại nồi để chế biến thực phẩm.

Khi lau chùi sạch nồi ta có thể sử dụng nồi để nấu cơm

Khi lau chùi sạch nồi ta có thể sử dụng nồi để nấu cơm

Lưu ý:

Không được rửa thân nồi trực tiếp bằng nước.

Không được tự ý tháo ráp và thay đổi linh kiện của nồi khi làm vệ sinh.

Không nên chùi quá mạnh lòng nồi để tránh làm trầy lớp phủ chống dính.

Nếu có thắc mắc gì cần tư vấn hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhé!

Kinh Nghiệm Hay

Theo VnExpress