Khoảng sân thượng nhà phố dù không rộng lắm nhưng vì yêu thích trồng cây, muốn mọi người trong gia đình được sống gần gũi với thiên nhiên nên chị Ngọc Trân đã dành nhiều thời gian làm vườn.

Khu vườn trên cao của gia đình chị Ngọc Trân dành nhiều thời gian chăm chút. Ở không gian sân thượng, chị tận dụng mọi góc nhỏ phù hợp để trồng rau ăn lá, cây leo giàn, cây ăn quả, rau gia vị...

Tất cả đều xanh tươi, năng suất, liên tiếp thu hoạch mang lại niềm vui hàng ngày cho mọi người trong gia đình.

Vợ chồng chị Ngọc Trân trồng cây, làm vườn trên sân thượng từ năm 2011. Thời gian ấy, chồng chị tận dụng khoảng diện tích nhỏ trên sân thượng để gieo trồng cải mầm, rau thơm các loại, cải ngọt và dưa leo...

Mới đầu cũng nghĩ trồng cho vui, khi chăm sóc các loại cây tươi tốt và sai trĩu quả, hai vợ chồng chị có thêm động lực và hứng thú để gieo trồng, chăm sóc thêm nhiều loại rau sạch, trái ngọt.

Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 1.
Không gian sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân trồng đủ loại rau quả sạch.
Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 2.
Niềm vui của người nông dân sân thượng là được chăm cây và thu hoạch thành quả lao động của mình.
Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 3.
Chị Trân còn trồng cóc trên sân thượng.
Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 5.
Trồng táo trên sân thượng.
Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 6.
Thu hoạch nho.

Chị Trân cho biết: "Sân thượng lúc trước khi xây nhà chỉ khoảng 20m2 nhưng do bố trí hợp lý, sử dụng kệ sắt, khay nhựa, giàn leo nên trồng được rất nhiều loại. Mình trồng đa số là cây ăn trái như ổi, cóc Thái, táo ngọt, khế, lựu, mận, bưởi, quýt đường, chanh, ớt...

Ngoài ra còn trồng các loại rau thơm như quế, húng lủi, diếp cá, rau má, cây sâm lá, lá lốt, sả, gừng... Mình còn trồng thêm các loại cây theo mùa như cà tím, cà chua, cây dây leo thay phiên như dưa leo, khổ qua, mướp, dưa lê, bầu, bí...".

Khu vườn sân thượng được chị Trân sử dụng giàn tưới tự động, cứ 2 giờ tưới 15 phút nên không phải dậy sớm tưới cây như trước đây. Để cây cối tốt tươi, chị Ngọc Trân chú ý việc trộn đất, bón phân trước khi trồng.

Chị dùng đất sạch Tribat khoảng 30kg trộn với xơ dừa, phân bò, phân trùn quế và trộn thật đều theo tỉ lệ 2 đất, 1 xơ, 1 phân bò đã xử lý, 1/2 phân trùn quế. Với những cây ngắn vụ như cải, xà lách, các loại dây leo mỗi khi thu hoạch xong sẽ trải mỏng ra phơi nắng khoảng 2, 3 ngày giúp mầm bệnh được diệt trừ. Sau đó mua tiếp đất, xơ dừa, phân bò, trùn quế trộn vào trồng tiếp.

Bên cạnh đó, chị Trân còn bón thêm bã cà phê, trộn với đất hay rang lên lần nữa rồi rải quanh gốc vừa tốt cho cây vừa phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, đặc biệt là kiến. Ngoài ra, chị còn dùng than đập dập rải xung quanh gốc.

Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 7.
Đu đủ chuẩn bị cho thu hoạch.
Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 8.
Chuối sứ.
Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 9.
Ổi sai quả.
Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 10.
Các bạn nhỏ nhà chị Ngọc Trân cũng rất thích khu vườn của mẹ.
Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 11.
Bí đỏ hái trên sân thượng.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.
Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.

Sân thượng được vợ chồng chị Ngọc Trân chăm chút từng ngày.

Trong quá trình trồng cây, chăm sóc, chị Trân vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa tìm hiểu trên việc trải nghiệm thực tế để đúc rút những điều hữu ích cho mình. Với cây ăn quả, chị thường tỉa nhánh ngọn, giữ cho cây thấp vừa, phát tán cây theo hình nấm, không cho cây phát triển quá cao, đặt nơi ánh nắng trực tiếp nhiều.

Đối với cây ổi, khi đâm nhánh ra hoa, chị mạnh tay đếm từ bông lên 4 lá hai bên cắt ngang cho cây tập trung nuôi trái mà không phát triển lá thân nữa. Với táo, chị rạch nhẹ thân và sau 2 vụ, chặt ngang thân chính chừa khoảng 30 - 40cm từ gốc lên để cây ra nhánh mới sai trái và to hơn.

Cây cóc, lựu thì chị phát tán lá, tỉa bớt và lưu ý tưới nhiều nhưng phải thoát nước tốt để tránh vàng lá, tệ nữa là chết luôn cây.

Loại dây leo như họ nhà dưa lê, dưa hấu, chị ngắt đọt bẻ bớt nhánh cho cây dây leo tỉa nhánh. Khi leo được khoảng 40cm hạ dây xuống đất cho bám rễ phụ tiếp tục phát triển. Dưa leo, bầu bí, mướp, khổ qua bắt buộc sáng sớm thụ phấn cho bông bằng cách bẻ hết cánh hoa đực, chừa nhụy úp vào hoa cái...

Chị Trân lưu ý thêm, khi cây đang ra hoa, tuyệt đối không bón phân và tưới nước nhiều, chỉ tưới vừa đủ ngày 1 lần. Nắng nóng quá có thể tưới thêm lần nữa và chỉ tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, tránh tưới buổi trưa khiến cây có hiện tượng rụng bông. Chỉ bón phân và tưới nhiều vào thời điểm trước khi ra bông, khi cây đã đậu quả.

Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 13.
Dưa leo.
Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 15.
Kinh nghiệm trồng cả vườn cây thu hoạch mỏi tay trên sân thượng của mẹ đảm Sài Gòn - Ảnh 16.
Ớt.
Những màu xanh được cả nhà yêu thích.
Những màu xanh được cả nhà yêu thích.
Những màu xanh được cả nhà yêu thích.
Những màu xanh được cả nhà yêu thích.
Những màu xanh được cả nhà yêu thích.

Những màu xanh được cả nhà yêu thích.

Để hạn chế sâu bệnh, chị Trân tự làm thuốc trừ sâu. Chị dùng tỏi bóc vỏ, giã nát khoảng 2 - 3 củ rồi pha vào hai bát nước vừa. Sau khi để ở nơi râm mát trong 1 ngày thì chắt lấy nước cốt. Khi cần tưới rau, pha loãng vào khoảng 4 lít nước, dùng thay thế cho các loại thuốc trừ sâu thông thường.

Bên cạnh sử dụng tỏi, chị Trân cũng thường sử dụng dung dịch ớt, tỏi, gừng, rượu giã hoặc xay nhuyễn. Ngâm 3kg nguyên liệu này với 3 lít rượu trong thùng kín. Trong suốt quá trình ngâm ủ, chỉ được để thùng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm khoảng 20 ngày để tinh dầu cay ngấm đều với rượu. Khi thấy có sâu bệnh, chị lấy khoảng 200 - 300ml hỗn hợp hòa với 5 lít nước rồi phun đều lên bề mặt lá.

Ngoài ra, chị Trân còn tận dụng vỏ trứng để làm phân bón và thuốc trừ sâu. Chị thường nghiền nát vỏ trứng thành từng miếng nhỏ và rắc vào hố trước khi trồng cây. Sau đó, hai tuần một lần, chị rắc thêm ít vỏ trứng vụn xung quanh gốc cây. Những loại động vật phá hoại thân mềm như sâu, ốc sên... rất sợ bám dính vỏ trứng.

Thành quả của sự chăm chỉ, yêu thích trồng cây.
Thành quả của sự chăm chỉ, yêu thích trồng cây.
Thành quả của sự chăm chỉ, yêu thích trồng cây.
Thành quả của sự chăm chỉ, yêu thích trồng cây.
Thành quả của sự chăm chỉ, yêu thích trồng cây.
Thành quả của sự chăm chỉ, yêu thích trồng cây.

Thành quả của sự chăm chỉ, yêu thích trồng cây.

Không gian sân thượng luôn xanh tốt, đẹp mắt không chỉ tạo nguồn thực phẩm sạch mà còn mang đến khu vườn mát mắt, thư giãn, gần gũi với thiên nhiên dành cho mọi người trong gia đình.

Nguồn ảnh: NVCC

Theo Afamily