để nước thừa trong bình đun siêu tốc hay bình đun truyền thống là thói quen của rất nhiều gia đình. liệu rằng việc để nước thừa trong bình đun như vậy là tốt hay xấu và nó có an toàn không? sau đây, bạn hãy cùng chúng tôi làm rõ nhé!

Thận trọng khi để nước thừa trong bình đun

Có nên bảo quản nước trong bình đun?

Bạn đã lỡ đun quá nhiều nước, bạn muốn uống nước sôi để nguội, bạn có thói quen để nước thừa trong bình đun. Hãy bỏ ngay những việc làm đó nếu không muốn xảy ra sự cố về bình đun cũng như sức khỏe của cả nhà nhé.

Dưới đây là những tác hại của việc trữ nước trong bình đun bạn nên lưu ý:

Nước bị vẩn đục

Việc để nước thừa trong bình đun lâu ngày sẽ làm tăng lượng mảng bám bên trong bình, gọi là lớp vôi hóa trong bình đun.

Nguyên nhân có mảng bám này là do Calcium bicarbonate hoặc Magnesium bicarbonate tan trong nước, nhờ nhiệt độ sinh ra Calcium carbonate hoặc Magnesium hydroxide lắng xuống đáy cùng một số tạp chất tạo nên.

Chính lớp vôi này sẽ làm nước trong bình đun bị vẩn đục nếu để lâu.

Nước bị vẩn đục khi để qua ngày trong bình đun

Nguyên nhân khiến bình đun mau hư hơn

Nếu để bình đun siêu tốc đóng cặn không chỉ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khiến nước chậm sôi hơn mà cặn bẩn bám dày dưới đáy bình khiến cho rơle đo nhiệt độ bị hỏng, nhiều trường hợp ấm đun nước tự ngắt khi nước chưa sôi.

Vì thế cần vệ sinh thường xuyên đáy ấm, tẩy các vết bẩn bám lâu ngày này. Hoặc đơn giản là không để nước thừa trong bình đun.

Sử dụng bình đun an toàn và hiệu quả

Tránh để nước thừa trong bình đun để đảm bảo bình đun hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ

Việc để nước thừa trong bình đun sẽ làm các bộ phận của bình bị ẩm ướt, sinh ra rò rỉ điện, tuổi thọ của bình đun giảm dẫn đến bị điện giật, vô cùng nguy hiểm.

Điều kiện để vi khuẩn sản sinh

Uống nước đun sôi để nguội đã là thói quen của đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày. Bởi vì sau 2 tiếng để nguội, lượng vi khuẩn và ký sinh trùng trong nước đã bắt đầu sinh sản.

Mặt khác, nhiều gia đình đun sôi và để nước nguội ngay trong bình đun càng làm cho lượng vi khuẩn này sinh sản nhanh hơn.

Thường xuyên uống nước để thừa trong bình đun sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Trong nước lã, nước tự nhiên có lượng oxy hòa tan cần thiết cho cơ thể vì vậy khi đun sôi nước đồng nghĩa với việc khí oxy này bị mất đi. Nếu uống nước đun sôi để nguội sẽ thiếu lượng oxy trong nước, sẽ gây cản trở vi sinh vật trong đường ruột phát triển.

Lượng oxy này khá cần thiết vì người ta chỉ có thể đưa oxy vào phổi chứ không đưa vào ruột.

Cách vệ sinh bình đun đúng cách

Có nhiều cách vệ sinh bình đun đơn giản tại nhà và không làm ảnh hưởng đến vật liệu của bình đun như:

Những nguyên liệu để tẩy sach mảng bám trong bình đun tại nhà
  • Đun nước với giấm hoặc chanh khoảng 30 phút sau đó để nguội và xúc sạch bình đun.
  • Dùng khoảng 1 muỗng canh baking soda hòa với 0,5 lít nước và đun sôi vài phút. Để nguội và xúc sạch bình đun.
  • Đập nát vỏ trứng và bỏ vào bình đun chứa nửa bình nước, đun sôi. Sau đó đổ hết nước và vỏ trứng ra lau sạch 2 lần là được.
  • Cho vỏ khoai tây vào trong ấm siêu tốc, đổ nước vừa phải. Đun sôi trong 10 phút, các vết cặn sẽ biến mất.

Bình đun nước sử dụng lâu ngày sẽ sinh ra cặn và mảng bám, ảnh hưởng đến chất lượng nước đun sôi và quá trình đun của bình.

Vì vậy, bạn cần vệ sinh bình đun khoảng 5 ngày / lần để đảm bảo bình đun vận hành tốt và nước đun sôi đảm bảo vệ sinh.

Và bạn nên bỏ ngay thói quen để nước thừa trong bình đun, để nguội nước trong bình đun và sử dụng qua ngày nhé!

Lưu ý: Khi nước vừa đun sôi xong, bạn không nên rót hết nước trong bình ra mà hãy chừa lại 1 ít để làm dịu lại nhiệt độ đáy bình còn nóng. Từ đó hạn chế gây rỉ sét đáy bình, chống cháy và tăng tuổi thọ sử dụng bình.
Theo VnExpress