Mùa đông không chỉ là mùa đôi lứa quấn quít yêu đương. Với những tâm hồn đam mê ẩm thực, đây là mùa để... ăn!

Trời trở lạnh cũng là lúc chúng ta biết rằng "mùa ăn ngon" nhất trong năm cuối cùng cũng đã tới. Nhiệt độ giảm khiến chiếc bụng lúc nào cũng kêu gào, luôn sẵn sàng nạp năng lượng. Với hội chị em còn lẻ bóng, sớm tối chỉ có một mình, ăn còn là cách để sưởi ấm cho tâm hồn bớt hiu quạnh.

Ăn hàng quán quanh năm rồi, thi thoảng vào bếp cũng là một thú vui, coi như đổi gió! Chính vì thế, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách làm "hồng hóng gió" - Một món ăn vặt mà nếu kết hợp cùng trà thì đúng là "tuyệt cú mèo" trong thời tiết này!

Ngoài ra, nếu bạn chưa biết: Hồng khô có giá khoảng 1 triệu đồng/1kg (tương đương với 5-6 quả). Vậy là lại có thêm 1 lý do nữa để chị em tự làm món ăn này tại nhà!

Hồng "hóng gió"

Thời tiết đầu đông đủ nắng đủ gió, tranh thủ cơ hội này làm ngay món

Nguyên liệu

2kg hồng

Thời tiết đầu đông đủ nắng đủ gió, tranh thủ cơ hội này làm ngay món

Dây dù

1 lít rượu trắng

Chú ý khi chọn mua hồng:

Loại hồng phổ biến nhất để làm món "hồng hóng gió" là hồng đỏ và hồng vuông.

Bạn nên chọn quả hồng to vừa phải và bắt buộc hồng phải còn tai thì mới treo được. 

Quả hồng chuyển sang màu cam đỏ nhưng còn cứng khi làm màu sẽ rất đẹp. Nếu lỡ mua hồng còn hơi xanh, chị em có thể ủ thêm vài ngày cho hồng ngả sang màu cam đỏ.

Cách làm

- Bước 1: Gọt vỏ hồng

Sau khi rửa sạch, bạn hãy gọt vỏ hồng dọc từ trên xuống hoặc từ dưới lên để khi hồng khô sẽ cho vân rất đẹp trên quả hồng.

Lưu ý: Bạn cần giữ lại cuống/tai hồng và không gọt quá sâu ở phần này để tránh làm hồng bị lên men và có vị chua.

Thời tiết đầu đông đủ nắng đủ gió, tranh thủ cơ hội này làm ngay món

- Bước 2: Ngầm hồng trong rượu trắng

Thao tác này sẽ giúp hạn chế tình trạng nấm, mốc trong quá trình "hồng tắm nắng, hóng gió". Bạn hãy ngâm ngập phần hồng đã gọt vỏ trong rượu trắng trong khoảng 15-20 phút.

- Bước 3: Lồng dây dù vào hồng

Bạn có thể buộc dây vào cuống hồng nhưng một số quả hồng sau khi phơi 2-3 ngày rất dễ rụng cuống. Vì thế, để chắc chắn hơn, bạn đan/lồng quả hồng vào trong dây (đan chéo dây giữ quả hồng chứ không buộc vào cuống).

Nếu việc đan dây là thách thức quá lớn với chị em, vậy thì hãy mua những chiếc xiên gỗ (loại xiên mà chúng ta vẫn thường dùng khi ăn nem chua rán/khoai tây chiên,...) và cắm vào cuống hồng. Sau đó, buộc dây vào que xiên, vậy là xong!

Thời tiết đầu đông đủ nắng đủ gió, tranh thủ cơ hội này làm ngay món

Nhiều người thường dùng túi lưới để cho "hồng tắm nắng, hóng gió" nhưng như vậy hồng sẽ không được thoáng và đủ nắng đủ gió, sẽ lâu khô hơn. 

- Bước 4: Phơi hồng

Thời tiết đầu đông đủ nắng đủ gió, tranh thủ cơ hội này làm ngay món

Treo các dây hồng ở nơi có ánh nắng và gió, thường là ban công. 

Ban ngày, chị em mang hồng ra ngoài trời phơi, có phủ màn để tránh bụi bẩn và ruồi nhặng. Đến tối lại mang vào nhà, để ở nơi thoáng mát.

Lưu ý: Bạn khhông cần phơi hồng dưới ánh nắng quá gắt, vì nắng nóng quá sẽ làm quả hồng khô, rút nước nhanh làm hồng cứng không tiết mật ngọt.

Sau 5 ngày cho hồng "tắm nắng", sang ngày thứ 6, bạn hãy đeo găng tay và nắn hồng thật nhẹ nhàng để hồng tiết ra mật.

Đến ngày thứ 7 là chúng ta có thể "thu hoạch" được rồi.

Món hồng "tắm nắng, hóng gió" có phần bên ngoài dẻo, bên trong mềm thơm và có mật.

Chị em đừng quên pha một tách trà và thưởng thức cùng món hồng khô do chính tay mình làm ra này nhé!

Theo Afamily