mít là một loại quả quen thuộc được rất nhiều người ưa thích? vậy bạn đã thực sự biết rõ về quả mít hay chưa và ăn mít như thế nào là đúng cách? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Dinh dưỡng trong quả mít

Quả mít chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của bạn:

- Mít chứa hàm lượng lớn carbohydrates, đường fructose và sucrose, có công dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể.

- Đồng, khoáng chất trong mít có tác dụng phòng bệnh về tuyến giáp một cách hiệu quả.

- Mít chứa nhiều chất oxy hóa có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa các tế bào võng mạc.

- Chất xơ và nước có trong mít giúp điều trị táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa. 

- Hàm lượng kali cao trong quả mít có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh về tim mạch cũng như điều hòa huyết áp.

- Mít còn rất giàu vitamin như vitamin A bổ mắt, giúp cải thiện thị lực; vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch hay các loại vitamin khác như vitamin E, K, B6 và nhiều khoáng chất như sắt, mangan, magiê giúp phòng ngừa và chữa trị bệnh thiếu máu.

Quả mít chứa nhiều chất dinh dưỡng

Ăn mít có nóng không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn mít sẽ không gây nóng cho cơ thể. Mít rất giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời có thể ăn trực tiếp không cần phải chế biến nên được đây xem là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người. 

Quả mít là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất

Tuy nhiên, những người bị mẫn cảm về da, thường hay nổi mụn nhọt, rôm sảy hoặc bị chắp lẹo mắt thì không nên ăn mít nhiều. Đối với những người này, ăn nhiều mít sẽ khiến lượng đường trong máu tăng, gây ra các vấn đề như mụn nhọt, chốc lở.

Ăn mít như thế nào là đúng cách?

Mít là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn bạn cần phải lưu ý những điều sau:

- Không nên ăn mít lúc đói vì điều này khiến lượng đường trong máu bất ngờ tăng cao, gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Do đó, thời điểm thích hợp để ăn mít là sau bữa ăn khoảng 1 đến 2 tiếng.

- Không nên ăn mít vào buổi chiều tối vì mít chứa hàm lượng chất xơ cao, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

- Khi ăn mít, bạn nên nhai kỹăn kèm với những loại hoa quả chín khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Nên ăn mít kèm với những loại hoa quả chín khác

- Đối với những người mắc các bệnh mãn tính, một ngày chỉ nên ăn khoảng 3 đến 4 múi mít.

- Nếu bạn hay bị nóng trong người hoặc mụn nhọt, khi ăn mít, cần phải bổ sung thêm nước và rau xanh.

Những người không nên ăn mít

Những đối tượng sau không nên ăn mít để tránh gây hại cho sức khỏe:

- Những người bị bệnh tiểu đường hay bị gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu cao không được ăn mít vì lượng đường trong mít cao, khi ăn sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.

- Trẻ em hay những người bị mụn nhọt, rôm sảy cũng không nên ăn mít vì lượng đường trong máu cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh về da phát triển.

- Người bị béo phì không nên ăn mít bởi các loại hoa quả chứa đường như mít sẽ dẫn đến tích mỡ trong màng bụng và khiến cho mạch máu khó lưu thông.

Ăn mít có làm tăng cân không?

Ăn mít chỉ làm bạn tăng cân nếu như bạn ăn quá nhiều.

Mít chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe nên nếu ăn với liều lượng vừa phải sẽ rất tốt cho cơ thể. Uống một ly nước ép mít sau khi dùng bữa khoảng 1 giờ hay dùng mít non để chế biến món ăn là những cách hiệu quả giúp giảm cân và bồi bổ sức khỏe.

Dùng mít non để chế biến món ăn

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quả mít. Nếu bạn có bất kì thắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

Tham khảo: suckhoedoisong.vn

Theo VnExpress