máy làm sữa đậu nành không những đáp ứng tốt nhu cầu sữa đậu nành hằng ngày cho gia đình mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng đơn giản, gọn nhẹ. nếu bạn chưa biết cách dùng máy, hãy tham khảo cách sử dụng máy làm sữa đậu nành tốt, bền ở dưới nhé.

Ngâm đậu trước khi cho vào máy làm sữa đậu nành

Đậu nành ngâm qua đêm sẽ xay nhuyễn ngon, bổ và máy hoạt động tốt hơn

Các máy làm sữa đậu nành hiện đại có máy cần bạn ngâm đậu trước rồi mới cho vào máy để xay nhưng cũng có máy có thể xay trực tiếp với đậu khô. Tuy nhiên, đậu chưa ngâm thì hạt không nở mềm, không tách vỏ đến khi xay, sữa đậu nành thường không thơm ngon, béo bổ như đậu đã ngâm.

Hơn nữa, máy khi xay đậu chưa ngâm thường phát ra tiếng ồn lớn gây khó chịu cho mọi người xung quanh và về lâu dài làm giảm độ bền của máy. Vì vậy, bạn nên ngâm đậu trước khi xay từ 8 đến 10 tiếng vào mùa đông, 5 đến 8 tiếng vào mùa hè hoặc để qua đêm thì sữa đậu nành làm ra mới thơm ngon hơn.

Không cần cho nước nóng vào máy khi nấu sữa đậu nành

Máy làm sữa đậu nành thường được thiết lập thời gian vận hành từ 20 đến 30 phút nên dù bạn cho nước nóng hay nước lạnh vào máy để xay sữa đậu nành thì thời gian được thiết lập này cũng không thay đổi, cũng không giúp tiết kiệm điện năng cho máy. Cho nên, bạn không cần của đun sẵn nước sôi để cho vào máy như khi làm sữa đậu nành truyền thống.

Làm sạch máy làm sữa đậu nành ngay sau khi dùng

Máy có nhiều bộ phận, sau khi nấu sữa hoặc làm các món ăn yêu thích của bạn xong, hãy tiến hành vệ sinh máy làm sữa đậu nành ngay. Thực hiện điều này nhanh chóng không những giúp bạn giữ vệ sinh tốt cho máy, tránh để cho các cặn thức ăn, vết bẩn bám dính quá lâu vào thành máy, lưỡi dao… khiến bạn khó làm sạch mà còn làm biến đổi hương vị của sữa đậu nành được làm vào những lần tiếp theo.

Thêm nữa là các cặn, vết bẩn cũng sẽ bào mòn chất liệu của máy, làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.

Sau khi vệ sinh máy, bạn lau các bộ phận với khăn mềm, lắp đặt chúng vào đúng vị trí và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Một số lưu ý khi sử dụng khác

Đặt máy ở trên bàn, kệ bếp, nơi thăng bằng để máy hoạt động ổn định, không bị nghiêng, đổ

Khi dùng máy làm sữa đậu nành, bạn nên đặt máy ở những nơi thăng bằng, ổn định để khi máy hoạt động không bị nghiêng, đổ. Nên cho lượng nguyên liệu và nước vừa đủ vào máy, không cho quá ít nguyên liệu, nước, máy sẽ không vận hành.

Không bỏ thêm nước, thực phẩm vào máy khi máy đã hoạt động. Nếu máy tự ngắt điện, bạn không nên ấn nút để máy chạy tiếp vì rất có thể sữa sẽ trào ra ngoài, không được xay nhuyễn, các bộ phận có thể bị hỏng.

Không rửa máy trực tiếp dưới vòi nước, nhất là bộ phận gắn động cơ vì nước có thể rơi vào các thiết bị bên trong gây chập mạch, rò rỉ điện khi máy vận hành. Không dùng máy liên tục, cho máy nghỉ khoảng 30 phút giữa 2 lần dùng.

Không dùng máy để đun nước và không có bất kỳ thành phần nào khác bên trong máy. Không làm sạch bằng máy rửa chén, không cho vào tủ lạnh vì nhiệt độ thấp đột ngột từ tủ lạnh có thể làm hỏng bộ vi mạch của máy.

Sẽ thuận tiện hơn cho người mê sữa đậu nành có một chiếc máy làm sữa đậu nành trong nhà, chế biến thức uống bổ dưỡng này và nhớ kỹ các mẹo trên, đảm bảo máy của bạn sẽ dùng tốt, bền. Bạn có vài thắc mắc về cách dùng, đừng ngại bình luận vào ô bên dưới nhé. 

Theo VnExpress