hồng treo gió dẻo dai thơm lừng, đặc biệt mật trong hồng treo còn ngọt thanh khiến cho người ăn phải mê mệt với món ăn này. hãy cùng chúng tôi vào bếp cùng làm món hồng treo gió tuy khó nhưng lại dễ này nhé!

Hồng treo gió
Cách chọn hồng treo ngon
  • Loại hồng dùng để treo: tất cả các loại hồng đều làm được nhưng phổ biến nhất vẫn là hồng đỏ, chát, vỏ mỏng dính và hồng vuông. Các vùng trồng nhiều hồng nhất như Đà Lạt, Mộc Châu - Sơn La...
  • Cách chọn hồng: Chọn quả to vừa phải thu hoạch sẽ nhanh hơn. Quả hồng chuyển sang màu cam đỏ nhưng còn cứng khi làm màu sẽ rất đẹp. Nếu lỡ mua hồng còn hơi xanh thì bạn nên ủ thêm vài ngày cho hồng có màu cam đỏ.
Thời gian thực hiện

Thời gian chuẩn bị hồng treo: 20-30 phút

Thời gian phơi hồng: Khoảng 1 tuần

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

  • 2kg hồng
  • Dây buộc (dùng dây dù cho dễ buộc)
  • Rượu trắng
  • Dụng cụ: Kéo, dao,...
Chuẩn bị nguyên liệu

Cách thực hiện

Bước 1: Làm sạch hồng

  • Quả hồng được rửa sạch, đặc biệt là chỗ tai hồng để tránh vết bẩn vẫn bám vào dễ gây nấm mốc.
Lưu ý: Bạn phải cẩn thận và không được làm rụng tai hồng vì như vậy sẽ không thể buộc dây treo được.

Bước 2: Gọt vỏ hồng

  • Tiếp đến, bạn gọt vỏ dọc từ trên xuống hoặc từ dưới lên để khi hồng khô sẽ cho vân rất đẹp trên quả hồng.
Gọt vỏ hồng
Lưu ý: không gọt sâu quá ở phần gần cuống tránh sau bị lên men ở khu vực gần cuống hồng sẽ hỏng và bị chua. Nhớ để lại phần cuống để buộc dây.
  • Gọt xong có thể rửa qua nước lọc rồi để thật ráo nước. Sau đó ngâm hồng vào rượu hoặc cồn từ 3 đến 5 phút để giúp bảo vệ quả hồng khỏi bị nấm mốc.
Ngâm hồng với cồn hoặc rượu

Bước 3: Buộc dây vào cuống hồng

  • Bạn có thể buộc dây vào cuống hồng tuy nhiên một số quả hồng sau khi phơi 2-3 ngày rất dễ rụng cuống, vì thế để cẩn thận hơn, bạn buộc đan/lồng quả hồng vào trong dây (tức là đan chéo dây giữ quả hồng chứ không buộc vào cuống).
Buộc dây vào cuống hồng
  • Nhiều người dùng túi lưới đựng rất vững chắc nhưng như vậy hồng sẽ không được thoáng và đủ nắng đủ gió, sẽ lâu khô hơn. Tuỳ vào sở thích của mỗi người để lựa chọn cho phù hợp

Bước 4: Phơi hồng

  • Sau khi treo hồng lên khung/dây, bạn mang hồng ra ngoài trời phơi. Đến tối lại mang vào nhà bật quạt nhẹ. Để đảm bảo hồng không bị bám bụi hay ruồi nhặng bám, bạn hãy chuẩn bị một miếng màng phủ hồng nhé.
Phơi hồng
Lưu ý: Không cần nắng quá to, vì nắng nóng quá sẽ làm quả hồng khô, rút nước nhanh làm hồng cứng không tiết mật ngọt.
  • Bạn nên phơi hồng dưới nắng nhẹ, có gió, thoáng, tránh ẩm ướt, mưa gió. Mùa tháng 10-11-12 phơi hồng hợp lý nhất. Thời điểm này trời hanh và khô ráo, nắng vừa đủ và đây cũng là thời điểm hồng bắt đầu chín vàng đỏ. 

Bước 5: Mát xa hồng

  • Sau 5 ngày phơi hồng, bạn đeo bao tay nilon và nắn bóp xung quanh quả hồng thật nhẹ nhàng cho hồng tiết ra mật. 
  • Bạn không nên nắn bóp hồng quá sớm sẽ làm hồng tiết ra nhựa dễ bị thâm. Tuỳ vào độ to nhỏ của quả hồng mà lựa ngày nắn bóp nếu hồng nhỏ thì sớm hơn, không nên nắn bóp quá nhiều, cách 3-4 ngày một lần nắn bóp và phải thật nhẹ nhàng.
Mát xa hồng
  • Sau khoảng 7 ngày phơi gió vỏ ngoài quả hồng cứng lại, quả hồng treo kiểu Nhật đã có thể thu hoạch. Tùy loại hồng quả to hay nhỏ mà có thể phơi lâu hơn.

Thành phẩm

Quả hồng có bề mặt dai nhẹ, bên trong mềm ướt, mật vàng óng ánh, thơm và ngọt hơn cả quả tươi. Sau một thời gian, hồng sẽ được áo một lớp phấn trắng bên ngoài hồng giúp hồng không bị mốc.

Thành phẩm

Để bảo quản hồng treo bạn giữ nguyên tai hồng rồi bảo quản thành phẩm trong túi hút chân không hoặc hộp kín, để ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh dùng dần.

Mẹo thực hiện thành công
  • Làm hồng treo gió dễ dẫn dụ ruồi nhặng. Nếu chúng đậu vào sẽ làm hồng nhanh hỏng, vì thế cần có màn che.
  • Lưu ý là phải phơi đều nắng gió (tránh phơi nắng quá to và trực tiếp), sau 3-4 tuần là thu hoạch được.
  • Thời tiết ẩm ướt không làm được hồng treo gió, nên đợi thời tiết có nắng, gió thoáng đãng thì mới làm.

Chúc các bạn thành công với hồng treo gió kiểu Nhật, một thức quà nhâm nhi ngày se lạnh - món quà như mang tất cả hương vị mùa thu tới ngôi nhà của bạn!

Theo VnExpress