chảo chống dính khi nấu ăn không làm dính cháy thực phẩm vào đáy chảo, nhiều người thường tận dụng chảo chống dính để nướng, vậy có nên hay không?

Bản chất lớp chống dính bề mặt nồi chảo

Với các loại chảo chống dính chất lượng tốt, của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thì lớp chống dính bề mặt là một loại polyme chịu nhiệt không gây hại với cơ thể người dùng.

Có nhiều loại chất chống dính khác nhau nhưng chủ yếu trên thị trường sử dụng là Teflon.

- Bề mặt chống dính Teflon trơn bóng, khó kết dính với các chất liệu khác. Chính vì thế mà khi sử dụng trên nồi chảo giúp chiên xào nhanh chóng và đẹp mắt hơn vì thức ăn không bị bám dính vào đáy hay thành nồi, chảo.

- Theo đánh giá chuyên môn thì bề mặt chống dính Teflon dễ bị bào mòn theo thời gian, dễ trầy xước nhất là khi tiếp xúc mạnh với kim loại, đồng thời có thể bị biến dạng khi thay đổi nhiệt đột ngột (đang nóng mà tiếp xúc với nước lạnh), tuy nhiên hoàn toàn không gây hại với con người (cơ thể cũng không hấp thụ chất này mà đào thải theo đường tiêu hóa).

- Teflon bắt đầu phân hủy ở nhiệt độ khoảng 300 độ C, hoạt động nấu ăn thông thường nhiệt độ chỉ đạt tới cao nhất là 230 độ nên bạn an tâm khi sử dụng.

- Tuy nhiên, phần độc hại chính là phần keo dính chất Teflon với chảo nhôm. Phần keo này là chất dễ phân hủy bởi nhiệt, tạo ra các chất nguy hại cho con người khi ở nhiệt độ cao. Nếu dùng lâu dài, lớp chống dính lẫn keo bám dính sẽ bong tróc ra và theo đường ăn uống vào cơ thể con người, do vậy không nên tiếp tục sử dụng chảo quá cũ, lớp chống dính bị bong tróc nặng.

Lớp chống dính sử dụng tiện ích và bản chất không gây hại
Lớp chống dính sử dụng tiện ích và bản chất không gây hại

Chảo chống dính có nướng thức ăn được không?

Thực tế dùng chảo chống dính để nướng là có thể. Tuy nhiên khi nướng dưới nhiệt độ cao, lớp chống dính dễ bị tổn hại, bong tróc, để lộ lớp keo kết dính mặt kim loại chảo với lớp chống dính, và đây mới là phần có nguy cơ sản sinh độc tố gây hại sức khoẻ.

Vậy nên, tốt nhất người dùng không nên dùng chảo chống dính để nướng, để bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ nhiễm độc từ lớp keo kết kính và đảm bảo độ bền cho chảo.

Nếu muốn nướng thức ăn với chảo chống dính, bạn phải đảm bảo: không để lửa lớn ở mức tối đa, không để chảo không trên bếp quá lâu, không dùng chảo để nướng với các thực phẩm không tiết mỡ như cá biển, tôm cua, rau củ...

Nướng có thể làm hư hại lớp chống dính khiến chảo có khả năng sản sinh độc tố gây hại
Nướng có thể làm hư hại lớp chống dính khiến chảo có khả năng sản sinh độc tố gây hại

Làm thế nào để bảo vệ lớp chống dính bề mặt chảo?

- Vệ sinh chảo mới mua về bằng vải mềm và nước rửa chén. Quét lớp bột cà phê lên mặt chảo và hâm nóng, tái bảo dưỡng như thế sau 10 - 12 lần dùng.

- Nên đổ dầu hay bơ thực vật vào chảo trước khi bắc lên bếp, không nên đợi chảo nóng mới cho vào dễ khiến chảo bị sốc nhiệt gây bong tróc lớp chống dính.

- Không nêm mắm hay muối trực tiếp vào mặt chảo đang nóng sẽ làm rỗ bề mặt chống dính.

- Không dùng dụng cụ nấu ăn bằng kim loại hay có độ sắc nhọn trên mặt chảo chống dính.

- Luôn vệ sinh bằng miếng cọ rửa mềm, không có thành phần kim loại.

- Tránh để các dụng cụ hay nồi chảo khác trên mặt chảo chống dính.

Xem thêm: Mẹo sử dụng và bảo quản chảo chống dính bền lâu

Sử dụng và bảo quản đúng cách sẽ giúp chảo chống dính bền tốt, an toàn
Sử dụng và bảo quản đúng cách sẽ giúp chảo chống dính bền tốt, an toàn

Cuối cùng, dù sử dụng chảo chống dính chất lượng tốt nhưng lớp chống dính thường cũng chỉ có tuổi thọ khoảng 3 năm (nếu được bảo quản tốt). Vì vậy, sau khoảng thời gian này người dùng nên thay mới chảo chống dính để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Xem thêm: Bao lâu thì nên thay chảo chống dính?

Chảo chống dính nấu ăn tiện lợi, đẹp mắt, lại khá dễ vệ sinh. Tuy nhiên, người dùng nên ghi nhớ không nên chảo để nướng, nếu có hãy nướng an toàn như chúng tôi đã hướng dẫn trên để bảo vệ lớp chống dính của chảo. Hoặc bạn có thể sử dụng bếp nướng điện, lò nướng để nướng thức ăn.

Siêu thị Điện máy XANH

Theo VnExpress