bình giữ nhiệt không chỉ có khả năng giữ nhiệt nước lạnh và nước nóng tốt mà còn có khả năng giữ nhiệt để bảo quản thức ăn, canh, súp, cháo. bạn cũng có thể tạo ra cho mình một chiếc bình giữ nhiệt hoặc bình giữ nhiệt thức ăn . hãy cùng tìm hiểu cách tự làm bình giữ nhiệt đơn giản tại nhà nhé.

Dụng cụ chuẩn bị
  • 1 chai nhựa 2L
  • 1 chai thuỷ tinh
  • Giấy bạc
  • Băng keo
  • Dao rọc 
  • Kéo
Dụng cụ chuẩn bị

Hướng dẫn làm vỏ bình

Bước 1: Rửa sạch chai nhựa 2 L bằng nước xà phòng

Bạn có thể sử dụng chai 2 L mới hoặc tái sử dụng chai đồ uống khác. Để loại bỏ các chất bẩn trong chai, bạn cần rửa sạch nó bằng xà phòng. 

Cho vào chai một chút xà phòng, sau đó cho thêm nước nóng vào chai rồi lắc mạnh. Tiếp đến bạn cần tráng lại chai một vài lần với nước ấm để rửa sạch xà phòng bên trong chai.

Rửa sạch chai nhựa

Bước 2: Cắt cổ chai bằng dao rọc

Đặt lưỡi dao của bạn cách cách nắp chai khoảng 3cm. Sau đó cưa nhẹ để cắt xung quanh chai.

Cắt cổ chai nhựa
Hãy giữ chắc dao và chai khi cắt cổ chai để tránh cắt trúng vào tay của bạn.

Bước 3: Tách đôi phần thân chai

Tiếp đến bạn cần tách đôi phần thân chai bằng cách đẩy lưỡi dao vào thân chai nhựa và kéo từ từ xung quanh chai. Bạn cần giữ dao rọc bằng tay thuận để dễ dàng cắt thân chai tránh bị đứt tay trong khi cắt. 

Tách đôi phần chai

Nếu chai có nhãn, hãy tháo phần nhãn ra trước khi cắt để giúp bạn dễ dàng cắt chai hơn.

Hướng dẫn làm ruột bình

Bước 1: Bọc chai thuỷ tinh bằng giấy bạc

Đầu tiên, bạn chuẩn bị một chai thuỷ tinh, tiếp đến bạn hãy tráng chai với nước nóng để đảm bảo độ sạch của chai.

Sau đó, xé một tờ giấy bạc đủ lớn để quấn quanh toàn bộ chai thủy tinh. Sau khi quấn chặt giấy bạc vào chai thuỷ tinh, bạn cần cố định chúng lại bằng băng keo.

Bọc chai thuỷ tinh bằng giấy bạc

Giấy bạc sẽ giúp cách nhiệt chai bên trong cũng như tạo ra bề mặt phản chiếu giúp  bình giữ nhiệt của bạn giữ nhiệt tốt. Chính vì vậy bạn cần quấn từ 2-3 lớp giấy bạc vào phần thân chai thuỷ tinh.

Bọc nhiều lớp giấy bạc
Bạn không nên sử dụng các loại chai nhựa để làm phần ruột bình bởi chúng có thể bị méo mó, chảy nhựa khi tiếp xúc với các chất lỏng nóng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn.

Bước 2: Cố định phần thân trên của vỏ bình

Đặt nửa trên của chai nhựa lên trên chai thủy tinh. Đẩy nửa trên của chai nhựa xuống hết mức có thể cho đến khi phần vỏ chai nhựa được cố định vào cổ chai thuỷ tinh.

Hãy chắc chắn rằng nắp trên chai thủy tinh nhô ra khỏi phần cổ chai nhựa bạn đã cắt trước đó để bạn có thể dễ dàng sử dụng.

Cố định phần thân trên của vỏ bình

Tiếp đến bạn dùng băng keo cố định chai nhựa và chai thuỷ tinh. Bạn có thể sử dụng súng bắn keo để giúp phần thân chai được giữ chặt hơn. 

Bước 3: Cố định phần thân dưới của vỏ bình

Tương tự như phần thân trên, bạn đặt bình thuỷ tinh vào phần dưới của chai. Tiếp đến bạn cần cố định phần thân trên và thân dưới của bình bằng băng keo. Để đảm bảo phần thân chai không bị rơi ra trong quá trình sử dụng, bạn cần quấn nhiều vòng băng keo quanh chai. 

Cố định phần thân dưới của vỏ bình

Vậy là bạn đã hoàn thành một chiếc bình giữ nhiệt với các bước đơn giản trên. 

Làm bình giữ nhiệt tại nhà
Các lưu ý khi làm bình giữ nhiệt tại nhà
  • Bạn tuyệt đối không sử dụng các chai nhựa thông thường để làm phần ruột bình. Bởi nhựa tiếp xúc với các chất lỏng nóng sẽ có thể phân giải ra các chất độc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.
  • Nên sử dụng các chai thuỷ tinh có nắp đậy để bạn có thể sử dụng bình nhiều lần.
  • Bình giữ nhiệt tự làm sẽ không có khả năng giữ nhiệt lâu so với các loại bình giữ nhiệt cao cấp bán ở ngoài thị trường. Nếu bạn muốn một chiếc bình giữ nhiệt nhỏ gọn với hình dáng và mẫu mã đẹp thì bạn có thể chọn mua bình giữ nhiệt tại chúng tôi.

Với những bước đơn giản trên bạn có thể tự làm cho mình chiếc bình giữ nhiệt tại nhà. Nếu bạn còn cách nào khác hãy bật mí cho chúng tôi ở phần bình luận bên dưới nhé!

Theo VnExpress