đã có nhiều trường hợp lò vi sóng phát nổ, gây tai nạn nguy hiểm cho người sử dụng. nếu sử dụng đúng cách và tránh những sai lầm này, chúng ta sẽ sử dụng lò vi sóng an toàn hơn.

Sự cố nổ lò vi sóng và lời cảnh báo khi sử dụng

Không đặt các vật bằng kim loại vào lò vi sóng

Khi đặt các vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng có thể gây ra các tia lửa điện dễ gây cháy nổ.

Thay vì sử dụng các vật dụng kim loại, bạn có thể sử dụng thủy tinh, gốm ceramic hoặc sản phẩm từ nhựa, giấy sử dụng được trong lò vi sóng. Những sản phẩm này thường có chữ "sử dụng được cho lò vi sóng", "microwave-safe" hoặc "microwavable".

Tham khảo: Những dụng cụ đựng thức ăn dùng được trong lò vi sóng

Sự cố nổ lò vi sóng và lời cảnh báo khi sử dụng

Không nấu những thức ăn có vỏ cứng hoặc đậy nguyên nắp trong lò vi sóng

Trứng, hải sản có vỏ cứng như cua, sò, nghêu, thức ăn đóng hộp còn nguyên nắp, chai nước nhựa... đều không được phép sử dụng trong lò vi sóng.

Khi nấu những loại thức ăn trên với lò vi sóng, hoặc đậy nắp thức ăn, nhiệt độ tăng cao tạo nên áp suất lớn, gây ra nổ, nhẹ thì thức ăn sẽ bắn tung tóe trong lò vi sóng của bạn, nặng thì có thể khiến lò vi sóng phát nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Sự cố nổ lò vi sóng và lời cảnh báo khi sử dụng

Không sấy khăn, áo quần trong lò vi sóng

Thói quen sấy khăn trong lò vi sóng là vô cùng nguy hiểm, chỉ cần một phút lơ đãng, khăn hoặc áo quần có thể bốc cháy bất cứ lúc nào. 

Không mở cửa khi lò vi sóng đang hoạt động

Sóng viba tỏa ra khi lò vi sóng đang hoạt động không có lợi cho sức khỏe người dùng, do đó, không nên mở cửa hoặc đóng cửa lò không chặt khi thiết bị đang hoạt động.

Thêm vào đó, khi đang nấu chín thức ăn bằng lò vi sóng, mở cửa đột ngột sẽ khiến áp suất trong lò thay đổi đột ngột, khiến thức ăn bắn vào người, gây bỏng rát hoặc tệ hơn là lò vi sóng phát nổ.

Sự cố nổ lò vi sóng và lời cảnh báo khi sử dụng

Không rán thức ăn trong lò vi sóng hoặc nấu thức ăn quá lâu

Dầu sôi ở nhiệt độ khá cao, khoảng 210 độ C, do đó, việc rán thức ăn bằng lò vi sóng có thể gây cháy thức ăn, thậm chí cháy và hỏng lò. 

Không bật lò vi sóng khi không có thức ăn bên trong

Nếu bật lò vi sóng khi trong lò không có thức ăn, các tia bức xạ nhiệt sẽ không có nơi hấp thụ chúng, khiến chúng phản xạ qua lại trong lò, gây cháy nổ.

Không đặt lò vi sóng ở nơi chật hẹp và sử dụng chung ổ điện với các thiết bị khác

Lò vi sóng nên được đặt cách tường ít nhất 10 cm, cách các vật dụng xung quanh ít nhất 40 cm và tuyệt đối không để gần bếp gas và các thiết bị điện khác như bếp điện, tủ lạnh, lò nướng... Điều này giúp lò vi sóng không bị hấp thu nhiệt từ các thiết bị trên, quá nóng khi hoạt động.

Xem thêm: Cách lắp đặt lò vi sóng

Không nên sử dụng chung ổ điện giữa lò vi sóng và các thiết bị khác, tránh dòng điện quá tải, gây chập mạch hoặc cháy nổ lò vi sóng. 

Mẹo dùng lò vi sóng an toàn, tránh cháy nổ:

- Khi muốn sử dụng nắp đậy thức ăn, hãy để hở nắp.

- Luôn đặt một cốc nước trong lò vi sóng, đề phòng trường hợp có người vô tình bật lò vi sóng.

- Nếu lò có hiện tượng cháy, bốc khói, lập tức ngắt điện, rồi gọi kỹ thuật viên đến sửa chữa.

- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Thiết bị nào cũng vậy, khi sử dụng đúng cách, tuân thủ đúng các nguyên tắc an toàn, chắc chắn sẽ không bao giờ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, để sử dụng lò vi sóng an toàn, hạn chế cháy nổ, bạn nên đọc kỹ các hướng dẫn và cảnh báo trước khi sử dụng nhé!

Theo VnExpress