cùng với tên gọi là táo, nhưng táo ta, táo tây và táo tàu có những tác dụng chữa bệnh riêng biệt. cùng chuyên mục vào bếp tìm hiểu về 3 loại táo này cũng như các tác dụng chữa bệnh, một số lưu ý khi sử dụng và một số mẹo hay làm các thức uống, món ăn từ chúng.

Táo ta là gì? Có những loại và tác dụng như thế nào?

Táo ta là gì?

Táo ta là một trong những loại cây ăn trái của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae), có nguồn gốc đến từ châu Á, chủ yếu là Ấn Độ, và đôi khi bạn có thể tìm thấy nó ở cả châu Phi.

Táo ta có nhiều tên gọi, tùy vào mỗi vùng mà được gọi với cái tên: táo chua, táo gai Vân Nam, táo Ấn Độ hay táo Điền.

Táo ta là gì?

Táo ta thuộc thân cây gỗ, lớn nhanh, cao tới 12 mét và có tuổi thọ lên đến 25 năm. Dù phát triển trên cùng một thân cây nhưng các quả táo ta thường có độ chín không đồng đều vào những khoảng thời gian khác nhau, từ màu lục nhạt (lúc chưa chín, cùi thịt màu trắng, giòn, có vị từ chua tới ngọt) cho đến màu vàng (lúc chín, cùi thịt màu vàng nhạt, mềm, xốp và có mùi thơm).

Bên trong trái táo ta có chứa một hạt cứng, hình oval, màu nâu. Hình dạng và kích thước của quả táo còn phụ thuộc vào giống khác nhau được trồng.

hạt táo ta sắc thuốc chữa bệnh

Táo ta được xem là loại trái cây rất giàu các chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều vitamin C, nhất là lượng vitamin P (còn gọi là flavonoid) cao hơn chục lần so với hàm lượng trong quả quýt và cam.

Có những loại táo ta nào?

Như chúng tôi đã chia sẻ, táo ta có hình dạng và kích thước khác nhau do giống trồng khác nhau. Bạn có thể bắt gặp một số loại táo ta với giống:

  • Táo Gia Lộc: có hình trái xoan, màu vàng da cam, ăn giòn và hơi chua.
  • Táo Thái Lan (quả dài): có quả dài, đỉnh trái hơi nhọn, kích thước quả hơi to, ăn giòn, ngọt và mùi thơm nhẹ.
  • Táo Thái Lan (quả tròn): quả tròn, ăn giòn và có vị hơi chua.
  • Táo ngọt H12: có hình cầu tròn, quả chín có màu vàng nhạt, ăn giòn, vị ngọt đậm và có mùi thơm như lê.
  • Táo Thiện phiến ngọt: quả hình tròn hơi dẹt, khi non có vỏ quả màu xanh đậm (hoặc xanh phớt), vị chát nhưng khi chín có màu vàng trắng, vỏ quả hơi nứt thành vệt nhỏ liti, ăn giòn, vị ngọt kèm chút vị chua.

Và còn nhiều loại giống táo ta khác nữa tại Việt Nam.

Có những loại táo ta nào?

Tác dụng của táo ta

Táo ta có một số tác dụng nổi bật về sức khỏe như:

  • Đẹp cho da và kích thích mọc tóc, dưỡng tóc:

Nhờ lượng vitamin C (nhiều hơn gấp 7 lần so với vitamin C trong quýt, cam), táo ta có tác dụng tốt cho sức khỏe làn da, chống oxy hóa tăng sức đề kháng. Chiết xuất từ nước ép táo được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh rằng có tác dụng làm giảm nếp nhăn, mức độ sưng/đỏ/khô của làn da bị cháy nắng, giúp da nhanh chóng được phục hồi và trở nên khỏe đẹp hơn.

Ngoài ra, trộn bột táo với nước, đắp lên da đầu mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng gàu, làm sạch da đầu cũng như hạn chế các bệnh về da đầu khác. Đồng thời, bột táo còn có khả năng kích thích mọc tóc nhanh hơn và giúp màu tóc luôn được đen bóng.

táo ta Đẹp cho da và kích thích mọc tóc, dưỡng tóc
  • Chống trầm cảm:

Có thể dùng táo ta (thay cho táo tàu) dùng như loại thuốc bổ, để hỗ trợ tốt cho não chống chứng trầm cảm, suy nhược thần kinh, thậm chí triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em lẫn người lớn. Đặc biệt, dùng hạt táo để sao đen, sắc uống khoảng 2 - 3 gram/ngày để phát huy tác dụng bên cạnh việc ăn trái táo tươi.

  • Cải thiện tình trạng thiếu máu:  

Ở những người thiếu máu, thường do cơ thể bị thiếu các hàm lượng vitamin gây ra tình trạng làm giảm mức hemoglobin đáng kể. Vì thế ăn táo ta giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, đồng thời còn làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Ngoài ra, táo ta cũng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp mãn tínhbệnh gút do hạn chế được sự hình thành của acid uric.

táo ta Cải thiện tình trạng thiếu máu
  • Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ:

Để cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ, bạn có thể hầm 100 gram quả táo với 500 ml nước trên lửa nhỏ, cho đến khi cạn còn khoảng 250 ml nước táo hầm. Sau đó, múc ra chén, để nguội cho thêm 1/2 muỗng canh mật ong uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.

  • Giúp xương chắc khỏe:

Canxi, magiê phốt pho trong táo ta sẽ giúp cho răng và xương trở nên chắc khỏe hơn.

  • Bảo vệ đường hô hấp, tránh viêm họng:

Ngoài việc dùng táo ăn trực tiếp, bạn dùng lá tươi (của táo ta), rửa sạch và đem nghiền để đun lấy dịch chiết ra. Sau đó, cho thêm tí muối rồi ngậm súc miệng. Cách làm này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng viêm họng cũng như làm sạch khí quản và chữa viêm nhiễm ở hầu họng.

táo ta Bảo vệ đường hô hấp, tránh viêm họng
  • Chữa cảm cúm:

Không chỉ ăn táo trực tiếp, bạn có thể ép nước táo, cho thêm một ít hạt tiêu và uống 2 lần một ngày sẽ ngăn chặn được triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.

  • Có lợi hệ tiêu hóa:

Trong táo ta có chứa axit chlorogenic - là loại axit có khả năng loại bỏ axit oxalic ra khỏi cơ thể, giúp cho các bộ phận khác (như gan, ruột, dạ dày và tuyến tiêu hóa) hoạt động bình thường và tốt hơn. Do đó, ăn táo ta giúp bạn có cảm giác ăn ngon miệng hơnngăn ngừa táo bón.

táo ta Có lợi hệ tiêu hóa
Lưu ý khi dùng táo ta:
  • Nên ăn táo ta với lượng vừa phải, có thể thay đổi hoặc xen kẽ với nhiều loại trái cây khác để mang lại lợi ích cho sức khỏe tốt hơn.
  • Rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để tránh thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản (nếu có).
  • Nên ăn luôn cả vỏ táo, hạt táo có thể tận dụng phơi khô để sắc thuốc với nhiều công dụng khác nhau.
  • Hạn chế ăn táo ta với bà bầu (vì có thể gây ra chứng khó tiêu) và trẻ nhỏ (vì dễ mắc nghẹ với hạt táo nhỏ bên trong quả).

Táo tây là gì? Có những loại và tác dụng như thế nào?

Táo tây là gì?

Táo tây cũng là một loại trái cây, được dùng rất phổ biến tại Việt Nam không khác gì với táo ta. Tuy nhiên, loại táo này có nguồn gốc từ Trung Á và được trồng từ hàng ngàn năm ở châu Á lẫn châu Âu. Táo tây còn được gọi là pom (người Việt hay gọi là trái bom).

Táo tây có ý nghĩa về mặt tôn giáo gắn liền với nhiều câu chuyện thần thoại trong nền văn hóa của Hy Lạp, Bắc Âu và Kitô giáo tại châu Âu.

Thân cây táo tây cũng có kích thước khác nhau: nếu được trồng từ hạt giống thì cho cây rất lớn, nhưng nếu được trồng theo phương pháp gốc ghép thì cây sẽ nhỏ hơn.

Táo tây là gì?

Tùy vào nhu cầu thị yếu người tiêu dùng, mà táo tây có nhiều loại: vỏ màu sắc bắt mắt (như màu đỏ, màu đỏ cam và màu xanh), cho đến phần cùi thịt bên trong (màu trắng, màu hơi ngả vàng) với vị (chua, chua ngọt đến vị ngọt thanh) và bên trong chứa một số hạt nhỏ có kích thước cỡ hạt đậu đen.

Táo tây cũng mang nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng, vì cũng nằm trong 4 loại trái cây đứng đầu thế giới (gồm có nho, cam quýt, chuối và táo). Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng như nhiều loại vitamin, canxi, phốt pho, sắt, kèm, glucid, protid, bêta-caroten và chất xơ.

lợi ích táo tây

Có những loại táo tây nào?

Hiện nay có hơn 7500 giống táo tây mà bạn có thể nhìn thấy trên thị trường Việt Nam và khi đi ra nước ngoài, chẳng hạn giống:

  • Táo tây Ambrosia Mỹ: trái to, dài, có vỏ màu đỏ xen lẫn vàng kem, vịt ngọt, ăn giòn và hương  thơm.
  • Táo tây Fuji Mỹ: quả màu đỏ cùng với nhiều chấm màu đỏ hồng cho tới đỏ đậm.
  • Táo xanh Mỹ: vỏ ngoài có màu xanh lá, vị chua đậm, ăn giòn và nhiều nước.
  • Táo Gala: vỏ táo có sọc hồng cam trên nền vàng, ăn khá giòn và có vị ngọt.
  • Táo tây ruột đỏ: ruột đỏ, có hương vị thơm, lạ mắt.

Và còn nhiều loại táo tây khác mà bạn có thể nhìn thấy trên thị trường.

Có những loại táo tây nào?

Tác dụng của táo tây

  • Làm giảm cholesterol trong máu và giảm xơ cứng động mạch:

Kết quả cuộc thí nghiệm của một số chuyên gia tim mạch ở Pháp cho thấy: khi cho chuột đồng (bị xơ cứng động mạch) ăn nhiều táo tây, có dấu hiệu làm giảm lượng cholesterol trong máu của chúng.

Không những thế, qua cuộc thử nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh: nếu người bị xơ cứng động mạch ăn khoảng 1 - 2 trái táo mỗi ngày thì sau một khoảng thời gian, tình trạng bệnh sẽ giảm đi rất nhiều.

Làm giảm cholesterol trong máu và giảm xơ cứng động mạch
  • Làm giảm huyết áp:

Trong táo tây có chứa nhiều muối kali nên khi được cơ thể tiêu thụ sẽ hoán chuyển natri trong máu, giúp làm giảm huyết áp.

  • Tránh các bệnh về tim mạch:

Trung bình cứ mỗi trái táo tây thường chứa 3 gram chất xơ. Theo các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Minnesota cho thấy, thì cơ thể chúng ta mà tiêu thụ 10 gram chất xơ hằng ngày (từ trái cây, kể cả táo) thì sẽ giảm được nguy cơ bị đau tim cũng như các nguy cơ tử vong liên quan đến tim mạch.

táo tây Tránh các bệnh về tim mạch
  • Bổ máu cho thai phụ và giúp con không bị bệnh suyễn khi lớn lên:

Phụ nữ mang thai rất dễ bị thiếu máu do thiếu chất sắt, trong khi chất sắt dường như chỉ được hấp thụ trong tình trạng hội đủ điều kiện toan tính và sự có mặt của vitamin C. Vì thế, việc ăn táo tây rất hữu ích vì có chứa lượng axit malic đáng kể, giúp quá trình sinh sản ra chất sắt nhiều hơn, bổ máu cho thai phụ.

Ngoài ra, việc ăn táo (1 trái/ngày) của thai phụ sẽ giúp cho đứa trẻ trong bụng không bị mắc bệnh suyễn khi sinh ra và lớn lên, do lượng flavonoidpolyphenol có tác dụng tích cực đối với loại bệnh này. Đây là kết quả đã được chứng minh từ cuộc thí nghiệm của các nhà khoa học ở Hà Lan và Scotland khi họ theo dõi chế độ ăn uống của gần 2.000 thai phụ.

táo tây Bổ máu cho thai phụ và giúp con không bị bệnh suyễn khi lớn lên
  • Giảm thiểu nguy cơ bị ung thư ruột kết:

Theo nhiều cuộc thử nghiệm của các chuyên gia Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Y khoa Pháp đã từng công bố: chất procyanidin trong táo tây có thể ngăn chặn sự thay đổi của bệnh ung thư theo chiều hướng tích cực.

Cụ thể, những con chuột được tiêm một chất gây ung thư ruột kết. Khoảng 6 tuần sau, chúng lại được cho uống nước và chất procyanidin từ táo. Kết quả tình trạng phình to của ruột kết (giai đoạn tiền ung thư) có xu hướng giảm thấp hơn so với những con chuột không tăng cường procyanidin.

  • Phòng tránh các loại ung thư khác:

Ngoài việc giảm thiểu ung thư ruột kết, thì các chất dinh dưỡng trong táo tây cũng có tác dụng phòng chống các loại ung thư khác.

Chẳng hạn, lượng vitamin C trong táo giúp phòng chống dung thư dạ dày vì ngăn chặn sự hình thành của nitrosamin.

Hoặc chất xơ và pectin trong táo có tác dụng tốt trong việc đào thải độc tố.

táo tây Phòng tránh các loại ung thư khác
  • Giúp tinh thần minh mẫn, ngăn chặn các bệnh thoái hóa thần kinh:

Đặc biệt, với những người cao tuổi khi ăn táo mỗi ngày sẽ giảm được các bệnh thái hóa thần kinh (như Parkinson và Alzheimer) cũng như giúp tinh thần trở nên minh mẫn hơn do chất quercetin có trong táo sẽ có lợi cho thần kinh hoạt động.

Ngoài ra, lượng kẽm trong táo cũng có liên quan mật thiết giữa protid và axit nucleic trong việc tạo ra khả năng nhớ, nên việc ăn táo sẽ giúp nâng cao trí lực hơn.

táo tây Giúp tinh thần minh mẫn, ngăn chặn các bệnh thoái hóa thần kinh
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt:

Việc nhai nuốt kỹ táo khi ăn, vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, vừa giúp vệ sinh răng miệng lý tưởng. Vì axit malicaxit hữu cơ có trong táo sẽ giúp diệt sạch vi khuẩn trong khoang miệng một cách tối ưu.

  • Làm đẹp da:

Trong táo tây có chứa magie, đây là chất làm cho da trở nên khỏe và hồng hào hơn. Đồng thời, lượng vitamin nhiều, sắt  bêta-caroten có trong táo sẽ nuôi dưỡng làn da tốt và phòng tránh các bệnh lý như tàn nhang, nám.

táo tây Làm đẹp da
Lưu ý khi dùng táo tây:
  • Nên ăn ít táo đối với người bị lở loét dạ dày và tỳ vị hư hàn, vì tránh gây ra đầy bụng đau bụng do táo tây có tính hàn.
  • Hạt táo tây chứa xyanua - là một chất độc có thể gây tử vong, nên bỏ hạt trước khi dùng, hoặc xay nhuyễn, ép nước táo.
  • Rửa sạch bằng nước muối để tránh thuốc trừ sâu bám lên bề mặt táo (nếu bạn ăn luôn cả vỏ). Đồng thời, nên chọn loại táo trồng bằng phương pháp hữu cơ để có lợi cho sức khỏe.
  • Tránh dùng táo tây khi đang sử dụng thuốc Fexofenadinevà một số loại thuốc kháng histamine khác, vì có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe khi dùng thuốc.
  • Dùng táo có thể gây dị ứng với một số người nhạy cảm, như phát ban, sưng họng hay bị ngứa.

Táo tàu là gì? Có những loại và tác dụng như thế nào?

Táo tàu là gì?

Táo tàu là một trong những loại trái cây, được dùng phổ biến để làm thuốc tẩm bổ trong y học, làm chè và làm mứt nhiều hơn là ăn trực tiếp so với táo ta và táo tây. Nó có nguồn gốc từ Bắc Phi và Syria, nhưng sau này được lan rộng đến Ấn Độ rồi tới Trung Quốc

Táo tàu cũng có thể được gọi là đại táohồng táo, cẩu nha, dương cung táo, đường táo hay nam táo. 

Táo tàu là gì?

Cây táo tàu thuộc thân gỗ nhỏ hoặc cây bụi, và cao khoảng 5 - 12 mét. Loại cây táo này có khả năng chịu được nhiệt độ rộng, dù là nhiệt độ cao (nóng bức như ở sa mạc) cho đến nhiệt độ khá lạnh (có thể sống ở nhiệt độ dưới -15 độ C). 

Khi còn non, táo tàu có màu xanh lục, vỏ trơn bóng và có mùi vị như quả táo tây. Còn khi đã chín thì vỏ chuyển sang màu sẫm hơn như màu đỏ hoặc màu đen ánh tía cùng lớp da vỏ nhăn nheo. Chất thịt bên trong mềm và có hạt vỏ cứng. 

Táo tàu chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và hàm lượng calo thấp, nên được sử dụng rộng rãi trong đời sống vì có tác dụng tốt cho sức khỏe.  

Có những loại táo tàu nào?

Táo tàu trên thị trường Việt Nam được phân biệt bởi 2 màu sắc: là hồng táo (loại táo màu đỏ) và đại táo (loại táo màu đen). 

Có những loại táo tàu nào?

Tác dụng của táo tàu

  • Phòng chống nhiều ung thư: trong táo tàu chứa nhiều chất chống oxy hóa (như flavonoid, polysacarit và axit triterpenic) nên giúp cho cơ thể ngăn ngừa và hạn chế sự hoạt động của các gốc tự do - vốn là nguyên nhân gây ra ung thư và bệnh tật.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: táo tàu chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Kiểm soát cơ bắp và giúp cân bằng điện giải trong cơ thể: hàm lượng kali được chứa trong táo tàu vừa phải, góp phần kiểm soát cơ bắp tốt và giúp cân bằng điện giải trong cơ thể. Đồng thời, táo tàu còn chứa carbohydrate dưới dạng đường tự nhiên nên còn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể hoạt động. 
  • Giúp ngủ ngon, cải thiện chức năng hoạt động của não: táo tàu được sử dụng nhiều trong Đông y có tác dụng cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ điều trị chứng mất trí nhớ.
  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn: táo tàu chứa một hàm lượng lớn chất xơ có lợi cho tiêu hóa, thậm chí chất xơ này còn đóng vai trò là thức ăn cho những vi khuẩn đường ruột có lợi cho bạn. Ngoài ra, chiết xuất polysacarit táo tàu còn giúp củng cố niêm mạc ruột và dạ dày, làm giảm tối đa nguy cơ tổn thương và chấn thương (do loét). 
Công dụng của táo tàu
Lưu ý khi dùng táo tàu:
  • Tránh dùng táo tàu khi đang sử dụng thuốc chống trầm cảm venlafaxine, hoặc các chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SSNRI) khác, vì dễ gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Hạn chế ăn táo tàu tươi, vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ về đường tiêu hóa (khó tiêu, chướng bụng,...).
  • Không nên ăn táo tàu tươi lúc bụng đang đói.
  • Vỏ táo tàu khô thường rất cứng nên nhai kĩ trước khi nuốt để giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Không nên sử dụng cùng với Huyền Sâm (còn gọi Nguyên Sâm, Hắc Sâm,...) và Bạch Vi (còn gọi là Xuân Thảo, Vi Thảo, Mang Thảo,...) vì là thực phẩm kị nhau. 
  • Nên cẩn thận dùng táo tàu với những người đang bị béo phì, đầy hơi, chướng bụng, nổi mụn, đường huyết cao và lở ngứa ngoài da. 
 

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ nguồn: Tác dụng của táo ta, táo tây có nhiều công dụng, công dụng của táo tàu (thuộc báo suckhoedoisong.vn)

Các món ăn, thức uống được làm từ táo ta, táo tây và táo tàu

Thấu hiểu được những lợi ích của việc ăn táo ta và táo tây, mà loại trái cây này được sử dụng cho nhu cầu thưởng thức khác nhau, như sau:

Làm đồ uống ngon

Nước ép táo:

Nếu không dùng táo trực tiếp, bạn có thể ép nước táo, hoặc dùng máy xay sinh tố để tạo ra nhiều loại sinh tố táo ngon (nên kết hợp thêm một số loại trái cây khác, tùy công thức) để dùng mỗi ngày. Cách làm này sẽ mang lại sự tiện lợi hơn cho những ai ngại nhai táo!  

Nước ép táo
Xem chi tiết cách làm nước ép táo:
  • 4 cách làm nước ép táo ngon, đơn giản tại nhà
  • Cách làm nước ép táo bằng máy xay sinh tố
  • 3 cách làm nước ép cần tây giữ dáng như siêu mẫu

Trà táo:

Trà táo cũng là một trong những loại thức uống rất phổ biến, dùng để giải khát và có ích cho sức khỏe người dùng. Bạn có thể kết hợp táo tươi với loại trà đen, trà thảo mộc cùng với một số trái cây khác và thành phần nguyên liệu để tạo ra hương vị đặc trưng cho mỗi loại trà táo khi thưởng thức.

Trà táo
Xem chi tiết cách làm trà táo: 
  • 3 công thức trà táo cực ngon, thanh mát và đơn giản để đãi khách.
  • 3 công thức trà táo đỏ ngon bổ, dễ làm bạn nên thử làm đãi khách Tết này

Làm rượu bổ dưỡng và giấm táo hữu ích

Rượu táo:

Táo cũng như các loại trái cây khác, có thể được dùng để ngâm thành rượu táo, uống có lợi cho sức khỏe, nhất là tốt cho hệ tiêu hóa và huyết áp (khi sử dụng với liều lượng nhất định, tránh lạm dụng).

Rượu táo
Xem chi tiết cách làm rượu táo: Cách ngâm rượu táo mèo ngon theo công thức chuẩn.

Giấm táo:

Giấm táo trở thành một loại gia vị được sử dụng của rất nhiều chị em phụ nữ, trong món ăn kể cả công dụng làm đẹp.

Giấm táo
Xem chi tiết cách làm giấm táo: 2 cách làm giấm táo và giấm chuối trong vắt đơn giản tốt cho sức khoẻ.

Làm mứt táo

Dù là táo ta, táo tây hay táo tàu thì bạn vẫn có thể làm mứt được. Đây là món khoái khẩu của những người thường hay ăn vặt, hoặc dùng để đãi khách khi đến chơi nhà, thậm chí mứt táo cũng có thể trở thành nguyên liệu dùng để làm bánh, hay dùng kèm với món tráng miệng độc lạ nào đó.

Làm mứt táo
Xem chi tiết cách làm mứt táo:
  • Hướng dẫn chi tiết cách làm mứt táo tây thơm ngon đơn giản
  • Cách làm mứt táo ta dẻo ngon cho chồng con

Làm chè, nước sâm

Táo tàu thường dùng để làm chè, nước sâm nhiều hơn so với táo ta và táo tây, như sâm bổ lượng, chè củ sen với táo tàu, chè sữa táo tàu,.... 

Làm chè, nước sâm
Xem chi tiết cách làm chè táo:
  • Cách nấu sâm bổ lượng giải nhiệt cực tốt cho mùa hè.
  • Thanh nhiệt đại bổ với nước lê, nha đam và táo tàu đỏ. 
 

Với những thông tin trên, Điện máy XANH hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 3 loại táo ta và táp tây cũng như các tác dụng chữa bệnh và lưu ý khi sử dụng chúng.

Theo VnExpress