kiều mạch chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và được sử dụng như một loại thực phẩm cải thiện sức khỏe từ rất lâu. vậy thử cùng chuyên mục vào bếp của chúng tôi tìm hiểu kiều mạch - tam giác mạch là gì? công dụng và mẹo sử dụng loại kiều mạch này ra sao nhé!

Kiều mạch - tam giác mạch là gì?

Kiều mạch - Buckwheat

Kiều mạch là một loại cây thân thảo, hình trụ, cao từ 0,4 - 1,7m, phân nhánh và có màu xanh lục hoặc màu đỏ. Tên khoa học của kiều mạch là Fagopyrum esculentum Moench, thuộc họ rau răm (Polygonaceae) và cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác như tam giác mạch, mạch ba góc, lúa mạch đen hay sèo.

Kiều mạch - tam giác mạch là gì?

Phần lá mọc phía trên ngọn cây thường có hình mũi giáo, không có cuốn và ôm lấy thân; còn phần lá mọc phía bên dưới thân lại có phiến là hình tim, có cuống lá và bẹ lá. Hoa có màu trắng hoặc hơi ngả màu hồng, mọc thành từng chùm ở đầu nhánh hoặc nách lá. Quả cây kiều mạch có dạng quả bế 2 lớp vỏ, ba góc nhọn và có màu nâu đen hoặc màu xám. Hạt có nội nhũ bột.

Cây kiều mạch thường nở hoa vào từ tháng 6 - tháng 10 và thường cho ra quả từ tháng 6 - tháng 11, đôi khi nó có thể nở muộn hơn ở một số khu vực.

Nguồn gốc của kiều mạch - tam giác mạch

Vào khoảng 6000 TCN, kiều mạch đã được thuần hóa và trồng đầu tiên ở đất liền tại khu vực Đông Nam Á. Sau đó, giống cây này nhanh chóng lan sang Trung Á, Tây Tạng rồi đến các khu vực Trung Đôngchâu Âu.

nguồn gốc kiều mạch

Ngoài ra, người ta còn tìm thấy tàn tích lâu đời của cây kiều mạch ở Trung Quốc vào khoảng 2600 TCN, trong khi phấn hoa của kiều mạch lại được tìm thấy ở Nhật Bản trước 4000 TCN.

Mãi đến năm 2006, kiều mạch hầu như đã được phân tán khắp nơi trên thế giới khi có một giống phát triển ở Canada được trồng rộng rãi ở Trung Quốc.

Tại nước ta, kiều mạch được trồng nhiều ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng Thái Nguyên để làm nguồn cung cấp lương thực phụ và dùng để chăn nuôi.  

Giá trị dinh dưỡng trong kiều mạch - tam giác mạch

Mỗi bộ phận của cây kiều mạch đều có giá trị dinh dưỡng riêng. Chẳng hạn:

  • Các bộ phận của cây đều chứa glucosid, chủ yếu là rutosid, trong đó nhiều nhất là ở lá chiếm 1,78 % - 7,92% và ở thân khoảng 0,09% - 1,4%. Ngoài ra, còn chứa quercetin, hyperin, ox- tocopherol, acid protocatechic,….
  • Hạt chứa aflatoxin và acid phytic.
  • Rễ chứa oxymethyl anthraquinon.
  • Bột quả chứa tinh bột 65%, protid 10 - 11 % và đường 2%.  
Giá trị dinh dưỡng trong kiều mạch - tam giác mạch

Hơn thế nữa, người ta còn nghiên cứu và tìm thấy vitamin E, epicatechin (chất được nghiên cứu để điều trị đái tháo đường), squalene (chất dưỡng ẩm cho da) và rutin (là chất được sử dụng để làm thuốc phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu gây ra do tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch) trong cây kiều mạch. Đặc biệt chất rutin và epicatechin tập trung nhiều ở lá và hoa trong giai đoạn nở hoa. 

Công dụng của kiều mạch - tam giác mạch

Vì có giá trị dinh dưỡng cao nên kiều mạch (tam giác mạch) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng, như:

Ổn định, điều hòa lượng đường trong máu

So với bột yến mạch, chuối và gạo, thì kiều mạch chứa nhiều chất xơ hơn nên giúp cho cơ thể hấp thụ đường vào máu được ổn định.

Bạn có biết?

Chỉ số lượng đường trong máu rất quan trọng, vì nếu chỉ số quá cao thì dễ dẫn đến sự tổn thương của các cơ quan trong cơ thể, làm suy thận, đau tim hoặc mù lòa. Còn nếu chỉ số quá thấp, thì sẽ tạo điều kiện cho tình trạng viêm phát triển hoặc kéo dài cảm giác mệt mỏi, là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường khi tuyến tụy bị hao mòn.

Ngăn ngừa bệnh sỏi thận

Trong kiều mạch, nhất là trà kiều mạch chứa nhiều chất xơ không hòa tan, nên sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được bệnh sỏi thận khi làm tăng tốc độ trong việc chuyển thức ăn từ từ đường tiêu hóa trên đi qua đại tràng. Đồng thời làm giảm bài tiết của axit mật giúp cho bộ phận này không cần hoạt động quá tải.

Bạn có biết?

Tăng cường 5g lượng chất xơ không hòa tan mỗi ngày, sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi mật đến 10%.
Ngăn ngừa bệnh sỏi thận

Cải thiện tình trạng táo bón

Vì chứa nhiều chất xơ nên kiều mạch giúp cơ thể cải thiện được tình trạng táo bón. Điều này sẽ giúp cơ thể tránh được cảm giác khó chịu, rối loạn đại trực tràng, rối loạn vi khuẩn, polyp (là một dạng tổn thương nhưng không phải khối u) cũng như giảm thiểu khả năng bị ung thư ruột kết.

Giàu chất chống oxy hóa

Kiều mạch cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể hỗ trợ chức năng các tế bào trong cơ thể tránh bị hư hại.

kiều mạch Giàu chất chống oxy hóa

Nguồn bổ sung protein cho cơ thể

Trong kiều mạch có chứa protein nên tiêu thụ loại thực phẩm này cũng giúp bạn được bổ sung thêm nguồn protein cần thiết cho cơ thể, nhất là những ai đang trong giai đoạn ăn chay. Đặc biệt, kiều mạch không chứa gluten - đây là một loại protein vốn được tìm thấy trong ngũ cốc và phần lớn nhiều người hay bị dị ứng với chất này.

Ngoài ra, kiều mạch này còn chứa axit amin thiết yếu như arginine (là loại axit amin được sử dụng trong quá trình sinh tổng hợp protein) và lysine (là loại axit amin cần được bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài vì cơ thể không tự tổng hợp được)..

Giúp tim mạch được khỏe

Kiều mạch chứa cả chất béo đơn và chất béo bão hòa, nên giúp cơ thể giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim cũng như góp phần bảo vệ tim mạch được tốt hơn.

kiều mạch Giúp tim mạch được khỏe

Giảm căng thẳng

Kiều mạch chứa lượng lớn vitamin B - được xem là một trong những vitamin quan trọng hỗ trợ não để tạo ra sự cân bằng giữa các hóa chất có trong não, giúp đẩy lùi tình trạng căng thẳng và khiến cho cơ thể có thể dần thích nghi với sự căng thẳng ấy, tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn.

Lợi tiểu

Rutosid chứa rất nhiều trong kiều mạch, chất này hoạt động giống như vitamin P có tác dụng lợi tiểu, làm tăng độ chịu đựng và giảm độ thấm của mao mạch, tránh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.

kiều mạch giúp lợi tiểu

Cách sử dụng kiều mạch

Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà sử dụng kiều mạch với những mục đích khác nhau, chúng tôi giới thiệu cho bạn 2 cách sử dụng kiều mạch phổ biến nhất là:

Cách pha trà kiều mạch tốt cho sức khỏe

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nước: 500ml
  • Hạt kiều mạch rang: 20g
  • Mật ong: 1 muỗng canh

Cách pha trà kiều mạch

  • Bước 1: Bắt nồi nước lên bếp để đun sôi, rồi cho lượng kiều mạch đã chuẩn bị vào, tiếp tục đun sôi khoảng 1 phút, rồi tắt bếp.
  • Bước 2: Đổ hỗn hợp vào bình thủy tinh rồi đậy nắp lại khoảng 5 - 6 phút.
  • Bước 3: Tiến hành lọc hỗn hợp trà qua rây, rót vào ly tách để thưởng thức cùng với mật ong.

Thành phẩm

Trà kiều mạch rất dễ uống, mùi hương đặc biệt và có màu vàng xanh hoặc vàng nâu tùy thuộc vào cách rang của hạt kiều mạch ra sao? Mỗi ngày, bạn nên nhâm nhi một ít trà kiều mạch để có được sức khỏe tốt và trẻ hóa làn da bạn nhé!

Cách pha trà kiều mạch tốt cho sức khỏe

Cách làm sửa rửa mặt dưỡng da từ kiều mạch

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bột kiều mạch nguyên chất: 3 - 5 muỗng canh
  • Nước ấm

Cách làm sửa rửa mặt kiều mạch

  • Bước 1: Trộn bột kiều mạch với nước ấm sao cho sền sệt như cháo.
  • Bước 2: Rửa mặt sạch với nước ấm, rồi thoa hỗn hợp đã làm ở bước 1. Tiến hành mát xa khuôn mặt theo chiều vòng tròn, khoảng 5 - 10 phút trước khi rửa lại nước sạch.

Lưu ý:

  • Nên chọn kiều mạch nguyên chất, không pha, vì nếu dùng bột yến mạch ăn liền (có pha gia vị và hương liệu) sẽ gây kích ứng mụn phát triển.
  • Tránh chọn kiều mạch dạng thô, chưa tách vỏ, vì kết cấu hạt to nên dễ gây tổn thương trên da.

Thành phẩm

Rửa mặt bằng kiều mạch khoảng 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả như làm sáng da, ngăn ngừa mụn và cung cấp độ ẩm. 

Cách làm sửa rửa mặt dưỡng da từ kiều mạch

Tham khảo và tổng hợp từ nguồn Sức khỏe & Đời sống, Hellobacsi

Như vậy, Điện máy XANh đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kiều mạch - tam giác mạch là gì? Công dụng và cách sử dụng loại kiều mạch này ra sao rồi nhé!

Theo VnExpress